Các kỹ năng thoát hiểm cần có khi bị kẹt thang máy
Kẹt thang máy

Các kỹ năng thoát hiểm cần có khi bị kẹt thang máy

Mục lục

Rate this post

Hiện nay, các thiết bị tiện lợi ngày càng phát triển giúp con người thuận tiện không tốn nhiều sức lực mà có thể thực hiện các công việc, sinh hoạt nhanh chóng. Điển hình như tháng máy, nó giúp con người di chuyển nhanh chóng không tốn nhiều thời gian và sức lực. Thang máy hiện nay được lắp nhiều trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại hay còn có trong các hộ gia đình. 

Tuy nhiên, mọi người vẫn còn nhiều lo lắng trong quá trình sử dụng thang máy vì các sự cố có thể bất ngờ xảy ra trong quá trình di chuyển và đặc biệt là sự cố kẹt thang máy. Qua bài viết này, Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro muốn mang đến cho mọi người những thông tin hữu ích về các kỹ năng thoát hiểm cần có khi bị kẹt thang máy. 

Kẹt thang máy

1. Một số sự cố kẹt thang máy phổ biến hiện nay

1.1. Thang máy bỗng nhiên mất điện

Khi thang máy xảy ra sự cố kẹt thang máy do mất điện thì bạn sẽ thấy thang máy đột ngột cụp đèn, hệ thống đang vận hành bỗng đột ngột dừng lại. Sự cố kẹt thang máy này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 

1.2. Thang máy lắp đặt thiếu thiết bị cửa an toàn Photocell

Khi thang máy bị thiếu thiết bị cửa an toàn Photocell thì trong những trường hợp gặp vật cản hay dị vật thì cửa thang máy sẽ không thể nhận viết được và vẫn tiếp tục đóng cửa. Tuy nhiên, nếu như khi cửa thang máy khi đóng đến một mức độ nhất định mà vẫn còn vật cản thì sẽ bị kẹt thang máy. 

1.3. Thang máy gặp sự cố do vấn đề ở việc vệ sinh tháng máy sai cách

Nếu như tháng máy không được vệ sinh hằng ngày và không được làm đúng cách, những gì còn sót lại ở rãnh trượt rất dễ làm mờ mắt cảm ứng nên sẽ khiến cho thang máy đóng, mở không được chính xác. Từ đó, gây ra tình trạng kẹt thang máy. 

1.4. Thang máy không được bảo trì, bảo dưỡng theo đúng định kỳ

Nếu không đặt sự chú ý vào việc bảo trì thang máy, các thành phần và linh kiện của thang dễ dàng gặp sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật, từ đó gây ra tình trạng không an toàn trong quá trình di chuyển. Ví dụ, bộ phận an toàn của cửa thang, khi không được kiểm tra và bảo dưỡng đều đặn, tín hiệu an toàn sẽ dần yếu đi và biến mất, dẫn đến nguy cơ kẹt thang.

Kẹt thang máy

1.5. Thang máy bị lỗi hệ thống

Kẹt thang máy do bị lỗi hệ thống, hệ thống thang máy được cấu tạo bởi hàng trăm những thiết bị khác nhau. Khi chỉ một thiết bị nào đó gặp vấn đề lỗi hoặc bị hỏng là có thể khiến cả thang máy dừng hoạt động ngay. 

1.6. Thang máy hỏng rơi tự do

Trường hợp kẹt thang máy bị hỏng rơi tự do, thường là thang máy bị đứt dây cáp hoặc phanh bị hỏng. Tuy nhiên, sự cố này xảy ra rất ít vì ngày nay các thang máy được hiện đại hóa có các hệ thống cáp lép rất an toàn và vững chắc nên rất khó để xảy ra trường hợp này. 

2. Kỹ năng thoát hiểm khi bạn bị kẹt thang máy

2.1. Giữ bình tĩnh, hít thở sâu

Trong nhiều tình huống khẩn cấp, tình trạng hoảng loạn có thể gây hại hơn cả tình hình khẩn cấp. Điều quan trọng không thể bỏ qua là duy trì sự bình tĩnh. Nếu không, khả năng đưa ra quyết định thông minh trong việc tìm cách thoát ra khỏi tình huống sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, khi bạn ở cùng một nhóm người, sự hoảng loạn của bạn có thể lan truyền theo tâm lý đám đông, khiến mọi người xung quanh cũng mất đi khả năng bình tĩnh. Trong trường hợp mọi người trong thang máy đều hoảng loạn, tình huống chắc chắn sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Kẹt thang máy

2.2. Giữ vững trọng tâm của cơ thể để tránh khỏi trường hợp sốc trọng lực

Khi kẹt thang máy, bạn nên dựa lưng của mình vào tường, gần bảng điều khiển và nắm chặt tay vịn, hơi khuỵu gối xuống dưới để đề phòng trường hợp thang rơi tự do rồi đột ngột dừng lại (bạn chỉ được bỏ tư thế này khi thang máy đã đứng yên và quay lại tứ thế này khi cảm thấy thang máy đang không ổn định hoặc đang trượt xuống). 

2.3. Bấm nút cấp cứu

Khi bị kẹt thang máy bạn nên đúng yên và khi mắt của bạn đã quen với bóng tối thì hãy tìm cách liên lạc với bên ngoài, ví dụ như: điện thoại, bấm nút khẩn cấp trong thang, gọi to, gõ vào cửa thang máy,…Bạn nên lấy chùm chìa khóa của mình hoặc gót giày để gõ và tuyệt đối không nên giậm chân hay nắm tay nện vào cửa vì một số thang máy yếu dễ tròng tránh làm cho chúng ta mất bình tĩnh. 

Kẹt thang máy

2.4. Tìm mọi biện pháp để báo động ra bên ngoài

Nếu không có sự trợ giúp, bạn có thể tìm một số vật kim loại cứng như chìa khóa xe, móng tay, bấm móng tay hoặc gót giày nhọn (đối với chìa khóa xe tay ga là sự lựa chọn tốt nhất). Sử dụng một tay để đặt vật kim loại vào khe cửa và từ từ bẩy ra ngoài, trong khi tay kia đặt ở mép cửa để hỗ trợ và kéo cửa ra mạnh mẽ nhưng kiên định.

Lưu ý rằng khi sử dụng chìa khóa, bạn nên đưa chìa vào khe khóa và thực hiện vặn nhẹ nhàng như khi mở khóa thông thường. Sau đó, sử dụng phần sống của chìa để bẩy cửa, tránh việc bẻ gãy chìa bằng cách áp dụng lực ngang.

Tiếp theo, hãy chèn các vật như bút, sách, ví hoặc điện thoại vào khoảng hở của cửa để giữ cửa mở ra ở vị trí đã đạt được. Trong quá trình thực hiện, hãy gọi to và gây ra tiếng ồn lớn để thu hút sự chú ý của những người ở ngoài. Khoảng hở khoảng 1,5cm là đủ để người trong phòng có thể mở cửa ra và thoát ra được.

2.5. Thoát hiểm khi thang máy mở

Sau khi cửa đã mở, hãy xác định vị trí hiện tại của thang máy. Nếu thang đang ở khoảng giữa hai tầng, ưu tiên lựa chọn xuống tầng dưới (lưu ý, khi thang đang ở vị trí giữa, có thể ngay phía dưới cửa thang sẽ là một khu vực nguy hiểm như hầm sâu).

Khi nhảy ra khỏi thang máy, hãy thực hiện hành động dứt khoát và tránh quay trở lại cửa thang hoặc phòng. Đặc biệt, khi bạn đang đứng ngay cửa thang, nếu thang máy bắt đầu trôi xuống hoặc đi lên, việc quay trở lại có thể gây ra nguy hiểm và gây thương vong.

3. Một số lưu ý cần biết khi bị kẹt thang máy

  • Khi bạn bị kẹt thang máy không nên tự ý leo ra bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin vì trên có có rất nhiều thiết bị điện và dầu mỡ trơn trượt nên vô cùng nguy hiểm. 
  • Khi có đội cứu hộ đến, bạn đừng quá nôn nóng mà hãy đợi họ hoàn thành xong công tác của mình rồi mới có thể từ từ đưa bạn ra bên ngoài, tránh trường hợp bạn quá vội vã nhảy ra ngoài khỏi cabin rất nguy hiểm, đặc biệt là khi thang máy đang dừng ở giữa tầng. 
  • Trong trường hợp kẹt thang máy và nó rơi tự do, bạn tuyệt đối không nên đứng hoặc nhảy lên vì có thể sẽ chạm trần cabin gây tổn thương đến vùng đầu của bạn và khi bạn tiếp xúc với sàn có thể sẽ bị gãy chân, nghiệm trọng hơn là chấn thương vùng xương chậu. 

Kẹt thang máy

Với những thông tin về các kỹ năng thoát hiểm cần có khi bị kẹt thang máy mà Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro mang đến, mong rằng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với quý khách hàng. 

Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ, đảm bảo an toàn an ninh cho doanh nghiệp, tổ chức của bạn hãy liên hệ ngay cho Bảo Vệ Ngày & Đêm qua: 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY & ĐÊM

  • Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Quận Thủ Đức, TP. HCM
  • Liên hệ: 0902.984.178 (Ms. Tuyền), zalo: 090.298.4178
  • Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
  • Website: baovengayvadempro.com

Theo dõi chúng tôi Google news