Nếu bạn là một con người yêu thiên nhiên, có đam mê khám phá thì núi rừng luôn là nguồn cảm hứng bất tận dành cho bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo xuyên suốt mọi hành trình khám phá được an toàn và hiệu quả, bạn cần nắm vững các kỹ năng sinh tồn trong rừng nếu chẳng may bạn gặp những tình huống khẩn cấp thì có thể kịp thời ứng phó.
Vậy trước khi khám phá núi rừng thì cần những kỹ năng sinh tồn nào? kỹ năng sinh tồn nào là cần thiết? Hãy cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu thêm về 10 Kỹ năng sinh tồn trong rừng khi bị lạc qua bài viết dưới đây nhé.
1. 10 kỹ năng sinh tồn trong rừng cần phải có
1.1. Giữ tâm lý phải thật bình tĩnh, trấn an bản thân tránh hoảng loạn
Kỹ năng sinh tồn trong rừng đầu tiên là: Khi bạn phát hiện ra mình đã đi lạc trong rừng hoặc lỡ bị trượt chân rơi xuống một vị trí nào đó hoàn toàn xa lạ thì việc đầu tiên bạn nên làm là nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, không nên lo sợ hoảng loạn. Bạn có thể thực hiện theo các bước của quy tắc STOP (trong kỹ năng sinh tồn), như sau:
- S – Sit Down: ngồi xuống.
- T – Thinking: Suy nghĩ.
- O – Observe your surroundings: Quan sát hoàn cảnh xung quanh vị trí của bạn.
- P – Prepare for survival by gathering materials: Tìm ra hướng giải quyết bằng những vật dụng mà bạn mang theo.
1.2. Dùng la bàn hoặc các dấu hiệu để xác định phương hướng chính xác
Bạn nên đem theo la bàn để xác định phương hướng để di chuyển trong rừng chính xác trong các kỹ năng sinh tồn.
Kỹ năng sinh tồn sinh tồn thứ 2 là sử dụng là bàn hoặc các dấu hiệu để khác để xác định phương hướng chính xác trong rừng. Sau khi đã ổn định được tâm lý, thì điều tiếp theo bạn cần phải làm là xác định phương hướng để di chuyển một cách chính xác.
Nếu bạn không có la bàn hoặc bản đồ để xem hướng thì bạn có thể di chuyển đến nơi có địa hình cao để tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống như nhà cửa, cột khói, ánh đèn, ruộng…
Trường hợp không tìm thấy bất cứ sự sống gì thì bạn hãy tìm kiếm một con sông, suối gần nhất và đi về vị trí hạ lưu của dòng nước.
Đánh dấu những nơi bạn đã đi qua để ghi nhớ đường đi.
1.3. Nên đứng yên tại một vị trí an toàn, hạn chế di chuyển
Khi bạn đã di chuyển trong rừng một thời gian đủ dài và cảm thấy quá mệt, một kỹ năng sinh tồn quan trọng là nên dừng lại và nghỉ ngơi, không tiếp tục di chuyển. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm năng lượng và thực phẩm, đồng thời tăng cơ hội bị tìm thấy trong trường hợp cần cứu giúp.
Nếu bạn đi cùng với một nhóm, hãy đảm bảo luôn giữ kết nối và không tách rời khỏi đoàn. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người và giúp tăng khả năng tìm thấy nhau trong môi trường rừng khắc nghiệt.
1.4. Tìm cách tạo ra lửa
Một trong các kỹ năng sinh tồn trong rừng là kỹ năng tạo ra lửa vì lửa là thứ rất quan trọng nếu như bạn bị lạc trong rừng quá lâu và phải qua đêm giữa rừng. Lửa có rất nhiều công dụng như giúp bạn làm chín thức ăn, đuổi động vật hoang dã, nấu nước uống, giữ ấm. Bạn nên chuẩn bị cho mình các vật dụng để có thể nhóm lửa như bật lửa, diêm,…
Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị cho mình kỹ năng sinh tồn tạo ra lửa bằng cách chiếu đèn pin siêu sáng ở mức sáng cao nhất vào những chiếc lá khô hoặc giấy.
Hướng dẫn: cách có thể tạo ra lửa một kỹ năng sinh tồn từ những vật dụng cơ bản
1.5. Tìm và tạo các tín hiệu cầu cứu khi bị lạc trong rừng
Sau khi đã đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định, một kỹ năng sinh tồn quan trọng trong rừng là phát tín hiệu cầu cứu SOS để thu hút sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Bạn có thể tạo những dấu hiệu dễ nhận biết như căng các tấm vải màu sáng, lều, quần áo, hoặc mũ nón lên nơi cao để làm cho chúng dễ dàng được nhìn thấy. Sử dụng trống trải hoặc tạo luồng khói vào ban ngày để báo hiệu cầu cứu. Nếu đang ở trong bóng tối, hãy đốt ba đống lửa thành hình tam giác để thu hút sự chú ý. Những biện pháp như vậy sẽ giúp bạn thuận tiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
Dùng đèn pin nhằm phát tín hiệu cầu cứu SOS trong kỹ năng sinh tồn.
Một phương pháp hiệu quả khác trong việc phát tín hiệu là dùng đèn pin để phát tín hiệu cầu cứu SOS bằng cách nhấp nháy đèn pin theo quy tắc mã Morse. Tuy nhiên, để thực hiện một cách đơn giản và tiết kiệm công sức của bạn hơn thì bạn có thể chọn mua những chiếc đèn pin có sẵn chức năng cầu cứu SOS được bày bán tại cửa hàng.
Khi bạn bật chế độ SOS trên đèn pin thì nó sẽ tự động chớp nháy theo đúng chương trình đã được cài đặt sẵn.
1.6. Tạo bộ lọc nước sạch và tìm nguồn nước để sử dụng
Một kỹ năng sinh tồn trong rừng quan trọng không thể thiếu đó chính là tìm được nguồn nước sạch để uống. Bởi vì, nếu con người trong 3 ngày không uống được nước sạch thì cơ thể của bạn sẽ yếu đi và nhanh chóng kiệt sức dẫn đến hôn mê, ảo giác. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm một nguồn nước chảy từ sông, suối xung quanh bạn khi bạn bị lạc trong rừng.
Ngoài ra, một số cách về kỹ năng sinh tồn trong rừng giúp bạn lấy nước khác như hứng sương, lấy nước từ thân cây, lấy hơi nước bốc lên từ lá cây,…
Hứng nước thông qua hiện tượng bay hơi của lá cây.
Hứng nước từ những giọt sương.
Lấy nước có trong gốc của cây chuối.
Cắt dây leo có trong rừng để lấy nước.
Kỹ năng sinh tồn – Nấu/đun sôi nước trước khi sử dụng.
1.7. Kỹ năng sinh tồn tìm một nơi trú ẩn đảm bảo an toàn
Khi màn đêm buông xuống trên khu vực núi rừng, thì không khí lạnh luôn dễ làm cho con người ta dần kiệt sức nhất. Vì vậy, việc dựng ngày cho mình một túp lều là một trong những kỹ năng sinh tồn trong rừng không những giúp bạn có chỗ giữ ấm, một chỗ cao ráo để có thể nghỉ ngơi qua đêm tại đó mà còn là chỗ để bạn cảm thấy mình được an toàn hơn. Chỗ ngủ cũng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần đủ có thể che mưa và giữ ẩm cho bạn, là nơi an toàn là được.
Kỹ năng sinh tồn trong rừng: tự làm chỗ trú ẩn
Khi bạn tìm thấy một thân cây bị đổ hoặc nằm nghiêng trong rừng, bạn có thể tạo một chỗ nằm bằng cách xếp nhiều cành cây lớn tạo thành khung và sau đó che phủ bằng lá cây rừng. Nếu có cơ hội, hãy tìm các hang động, nhưng cần đảm bảo rằng chúng không có gấu, báo, rắn hoặc bất kỳ động vật nguy hiểm nào.
Mục tiêu của việc trú ẩn là bảo vệ bạn khỏi gió, mưa hoặc ánh nắng nóng đối diện. Tuy nhiên, chỉ dựng một mái che chưa đủ. Ban đêm, mặt đất có thể rất lạnh và sẽ hút nhiệt từ cơ thể của bạn nếu bạn không tạo ra một lớp ngăn cách giữa mình và mặt đất.
1.8. Tìm các loại thức ăn trong rừng có thể sử dụng
Hầu hết người lớn khỏe mạnh có thể sống sót tới 3 tuần trong điều kiện thời tiết ấm áp mà không có thức ăn. Tuy bạn có thể trải qua cảm giác đói, nhưng sức khỏe tốt sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với tình huống đó. Vì vậy, trước khi tiêu thụ bất kỳ thức ăn nào trong tình huống khẩn cấp, hãy vận dụng các kỹ năng sinh tồn trong rừng mà bạn đã tìm hiểu trước đó để chắc chắn và kiểm tra tính an toàn của nó.
Một trong những kỹ năng sinh tồn trong rừng là bạn đừng ngại ăn côn trùng và những loại bọ khác. Mặc dù có thể bạn cảm thấy khó chịu khi ăn châu chấu và những loại côn trùng khác, nhưng nó còn tốt hơn so với việc tồn tại mà không có thức ăn. Các loại côn trùng này có thể cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp bạn tồn tại.
Tuy nhiên, một kỹ năng sinh tồn trong rừng là bạn phải nấu chín hoặc nướng tất cả côn trùng trước khi ăn. Một số loại con côn trùng có thể mang theo ký sinh trùng nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Hãy loại bỏ chân, đầu và cánh của bất kỳ loài côn trùng nào trước khi tiêu thụ.
Một kỹ năng sinh tồn khác là nếu bạn ở gần nguồn nước, cá có thể là một lựa chọn an toàn. Tránh ăn bất kỳ loại nấm hoặc quả nào mà bạn tìm thấy, dù bạn đang rất đói. Nhiều loại quả trong rừng có thể có độc, đặc biệt là những quả có màu trắng.
1.9. Tìm cách hoặc công cụ để xua đuổi côn trùng
Sau khi đã tạm ổn định, kỹ năng sinh tồn khác để cứu lấy bản thân là bạn nên thiết lập các dấu hiệu để được người khác phát hiện và cứu sống. Hãy thử mọi cách để báo hiệu cho bất cứ ai ở gần đó và bằng bất cứ thứ gì bạn đang có để có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa, giúp người khác có thể nhìn thấy và tìm thấy bạn.
Để cho những người khi nhìn thấy có thể đi tìm kiếm các bạn dễ dàng nhận ra nơi ở của mình, các bạn có thể đốt lửa tại đó (ở nơi trống trải), căng những tấm vải có màu nổi bật, quần áo, hay nón mũ … lên cao hoặc nơi dễ nhìn thấy, tạo những dấu hiệu theo quy định quốc tế như đốt 3 đống lửa (hay tạo khói) tạo thành một hình tam giác đều.
Trước khi khám phá rừng bạn nên trang bị cho mình kỹ năng sinh tồn trong rừng và chuẩn bị những vật dụng, đồ vật, thiết bị phát tín hiệu cầu cứu khác nếu có thể.
Gây ra những tiếng động lớn như: huýt sáo, đập 2 cục đá vào nhau, thổi còi, la hét, vào những thân cây rỗng, gõ, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn vang to).
1.10. Giữ ấm cơ thể tốt, tránh hạ thân nhiệt
Một kỹ năng sinh tồn không thể thiếu đó là giữ ấm cơ thể tốt, tránh hạ thân nhiệt. Ít người biết rằng lá cây còn có thể có tác dụng giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt khi chúng ta ở trong rừng. Thời tiết và nhiệt độ vào ban đêm sẽ rất lạnh, vì vậy bạn có thể nhặt những chiếc lá cây ở gần đó để giữ ấm cho cơ thể.
Ví dụ, bạn có thể mặc một chiếc áo khoác rộng rồi nhét những lá cây vào trong hoặc làm một chiếc chăn từ những lá cây… Ngoài ra, bạn có thể rải một lớp lá cây xuống dưới đất để làm đệm cho mình thay vì nằm ngủ trên mặt đất, đây là một trong những kỹ năng sinh tồn trong rừng được các chuyên gia thám hiểm khuyên chúng ta.
2. Các kiến thức cần trang bị để nâng cao kỹ năng sinh tồn
2.1. Kiến thức về việc xác định đúng phương hướng
2.1.1. Xác định phương hướng trong rừng dựa trên hướng mặt trời:
Hướng về phía mặt trời mọc thường được coi là hướng đông, trong khi phía sau lưng chúng ta thường xem là hướng tây. Tay trái thường được liên kết với hướng bắc và tay phải thường liên kết với hướng nam. Đây là cách đơn giản và thông dụng mà nhiều người sử dụng để xác định hướng (kỹ năng sinh tồn trong rừng(.
Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn chính xác như vậy. Vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định, mà thay đổi theo chu kỳ các sự kiện thiên văn như Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí và các dịp khác. Mặt trời chỉ mọc và lặn chính xác hướng Đông và Tây vào một số thời điểm cụ thể như Xuân Phân và Thu Phân. Do đó, để xác định hướng một cách chính xác và chính xác hơn, chúng ta nên cân nhắc các yếu tố thiên văn và chu kỳ của mặt trời trong năm.
Xác định hướng trong rừng dựa trên hướng mặt trời – kỹ năng sinh tồn
2.1.2. Phương pháp dùng gậy và bóng nắng để xác định hướng (Owen Doff):
Owendoff, một phi công người Anh, đã phát minh một phương pháp độc đáo để xác định phương hướng bằng cách sử dụng gậy và ánh nắng mặt trời. Ông đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp này nhiều lần vào nhiều thời điểm trong ngày và ở nhiều địa điểm trên thế giới. Kết quả của các thử nghiệm này đạt độ chính xác gần như tuyệt đối.
Cách thực hiện của phương pháp như sau:
- Đầu tiên, Owendoff cắm một cây gậy xuống đất (chiều cao từ 0.6m đến 1.2m là phù hợp) và đặt tên là điểm T cho đỉnh bóng của cây gậy ban đầu (Hình 1).
- Sau đó, ông chờ khoảng 15 phút để bóng gậy thay đổi vị trí. Đỉnh bóng mới của gậy được đánh dấu là điểm Đ (Hình 2).
- Tiếp theo, Owendoff nối hai điểm T và Đ với nhau, tạo thành một đoạn thẳng TĐ, trong đó đỉnh T chỉ hướng về phía Tây và đỉnh Đ chỉ hướng về phía Đông.
- Dựa trên trục Đông – Tây đã xác định, ông có thể dễ dàng sử dụng hoa hướng để xác định các hướng còn lại.
Đây là một phương pháp sáng tạo và hiệu quả mà Owendoff đã đem lại, và nó chắc chắn đem lại giá trị thực tiễn cho việc xác định phương hướng trong các tình huống khác nhau.
Cách xác định phương hướng bằng phương pháp Owendoff
Nếu trong khu rừng cây cối quá rậm rạp khó xác định được hướng mặt trời thì vào ban đêm bạn có thể quan sát bằng mặt trăng và các chòm sao:
2.1.3. Xác định phương hướng thông qua mặt trăng:
Vào ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng ở trên bầu trời có thể sẽ giúp bạn xác định được phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên cung đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng sẽ mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống y như Mặt Trời vậy. Nhưng Mặt Trăng lại khác với Mặt Trời ở chỗ: lúc thì nó tròn lúc thì nó khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng sẽ có một chút khác so với mặt trời.
Dân gian ta thường có câu:
“Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.”
Hoặc đơn giản hơn thì bạn có thể nhớ câu:
“Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.”
Xác định phương hướng thông qua mặt trăng- kỹ năng sinh tồn
Tức là chúng ta có thể căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 01 Âm Lịch cho đến ngày mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của mặt trăng sẽ chỉ về hướng Đông. Còn khoảng từ những ngày sau rằm Âm Lịch (cụ thể là từ mùng 17 đến ngày 30) thì phần khuyết của mặt trăng sẽ chỉ về hướng Tây.
Tuy nhiên vào đúng ngày Rằm (ngày 15 Âm lịch), suốt đêm bạn cũng chỉ có thể quan sát thấy ánh trăng tròn sáng trên bầu trời, thì lúc này bạn cần sử dụng phương pháp khác.
2.1.4. Xác định hướng bằng chòm sao Bắc cực
Nhận biết phương hướng bằng sao Bắc cực: Ở Bắc bán cầu, thì sao Bắc cực có thể giúp cho bạn tìm ra hướng Bắc. Đây là một trong những kỹ năng sinh tồn để xác định được phương hướng vào ban đêm nhanh nhất nếu trong trường hợp bạn không có la bàn hoặc các thiết bị định GPS khác.
Sao Bắc cực là một trong những ngôi sao tỏa sáng nhất trên bầu trời vào ban đêm. Sao Bắc cực sẽ nằm trên bầu trời gần hướng Bắc cực, do đó nó không có di chuyển nhiều, có nghĩa là nó sẽ giúp cho bạn xác định được phương hướng khá chính xác.
Cách xác định vị trí của sao Bắc cực: bạn nên tìm một chòm sao Big Dipper (Đại Hùng Tinh) và Little Dipper (Tiểu Hùng Tinh). Tên gọi khác của Sao Bắc Cực là ngôi sao nằm gần thiên cực phía trên thiên cầu bắc. Ngôi sao phù hợp nhất là sao Polaris trong chòm sao Tiểu Hùng Tinh. Chòm sao này có hình dáng của một chiếc gáo nước và sao Bắc cực là ngôi sao nằm ở vị trí cuối cùng. Vị trí của sao Bắc cực sẽ chỉ ra hướng chính Bắc.
Bạn có thể tưởng tượng chòm sao Big Dipper như một cái gáo múc nước, nằm ở cạnh ngoài của phần thân gái (xa nhất so với cán gáo) sẽ chỉ hướng đến sao Bắc cực. Để chắc chắn hơn, thì bạn có thể thấy sao Bắc cực là ngôi sao nằm ở cuối cùng tạo thành hình cán gáo của chòm sao Little Dipper.
Xác định hướng bằng chòm sao Bắc cực
Sau khi đã xác nhận được sao Bắc cực thì bạn sẽ tiến hành vẽ một đường thẳng tưởng tượng kéo từ sao Bắc cực xuống đất. Đó sẽ là hướng Bắc, cách xác định này tương đối chính xác. Khi bạn quay mặt về hướng chính Bắc; thì sau lưng của bạn sẽ là hướng chính Nam, hướng chính Tây sẽ nằm ở bên tay trái, và hướng chính Đông sẽ nằm ở bên tay phải.
2.1.5. Xác định phương hướng bằng cách xác định chòm sao Nam Thập
Cách nhận biết ra chòm sao Southern Cross (Nam Thập): Ở phía Nam bán cầu, chòm sao Nam Thập (Nam Tào) có thể giúp bạn xác định được hướng Nam. Chòm sao này sẽ gồm có năm ngôi sao và bốn sao sáng nhất sẽ được tạo thành hình cây thập tự.
Bạn cần phải tìm ra được 2 ngôi sao tạo thành chiều dài của cây thập tự, và tưởng tượng ra một đường thẳng kéo dài gấp 5 lần chiều dài của cây thập tự. Cho đến cuối đường thẳng mà bạn tưởng tượng đó, bạn hãy vẽ ra một đường thẳng khác kéo xuống mặt đất thì đây được cho là hướng Nam.
Xác định hướng bằng chòm sao Nam Thập
Chọn một cột mốc: khi bạn đã xác định được hướng Nam một cách tương đối thì bạn nên chọn ra một cột mốc nào đó trên mặt đất để tránh bị mất phương hướng.
Và nếu như trong trường hợp bạn gặp thời tiết quá xấu, không thể nhìn rõ được mặt trời, mặt trăng hya sao và không có la bàn, thì bạn có thể phỏng định ra phương hướng bằng một số cách sau:
2.1.6. Xác định phương hướng thông qua việc theo hướng gió (kỹ năng sinh tồn):
Việt Nam nằm trong vùng “Châu Á gió mùa” thường sẽ có hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc sẽ hoạt động vào khoảng từ tháng 10 năm nay cho đến hết tháng 4 năm sau, và thổi từ hướng Đông Bắc đến hướng Tây Nam. Gió mùa Tây Nam sẽ hoạt động kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 10 hàng năm, và hướng gió thổi từ Tây Nam đến Đông Bắc.
- Kỹ năng sinh tồn xác định phương hường: Nếu bạn muốn biết gió thổi theo hướng nào, các bạn chỉ cần nhìn các ngọn cây, ngọn cỏ là có thể biết đang thổi từ đâu sang đâu.
- Hoặc cầm một ít cát bụi, giấy vụn, lá khô… thả xuống và xem gió cuốn đi hướng nào.
- Bạn có thể lau sạch một ngón tay nào đó, sau đó ngậm nó vào miệng tầm 10 phút, lấy ra đưa hướng lên cao, nếu như ngón tay lạnh ở phía nào là gió thổi từ phía đó.
Những cách mà bạn không nên sử dụng khi xác định phương hướng trong rừng khi đi lạc
2.1.7. Xác định phương hướng dựa theo kinh nghiệm sẵn có (kỹ năng sinh tồn):
- Các hình dạng xác định hướng đặc thù của thân cây cao mọc trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để hứng lấy ánh nắng mặt trời.
- Khi bạn bắt gặp một gốc cây bị cưa ngang trong rừng, nhìn vòng tuổi ở trong lõi vết cưa đó. Nửa thân cây bị cưa hướng về phía Nam sẽ có vân thưa hơn và nhạt màu hơn so với nửa hướng về phía Bắc.
- Các măng tre, cây chuối con thông thường sẽ mọc về hướng Đông trước phát triển lớn, các hướng khác chúng sẽ mọc sau và phát triển bé hơn.
- Tổ kiến: tổ kiến khi chúng vun đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất đều giống nhau. Trừ những trường hợp nơi thấp, không có mưa và rất ít gió). Cửa của tổ kiến sẽ hướng về phía nam.
- Lỗ của tổ ong, tổ chim đục trên cây sẽ được làm tổ thường hướng về phía Đông Nam.
- Một kỹ năng sinh tồn khác để xác định phương hướng là: Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, sẽ xuất hiện nhiều rong, rêu (hoặc địa y có phát triển cộng sinh lên nhau) chúng mọc trên các thân cây ở phía Tây rất nhiều. Đặc biệt, Ở vùng ôn đới các loại rêu sẽ mọc về hướng Bắc.
2.2. Kiến thức về xử lý vết thương
2.2.1. Sơ cứu khâu vết thương
Một trong những kỹ năng sinh tồn trong rừng mà bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị trước khi khám phá các khu rừng là kỹ năng sơ cứu khâu vết thương. Khi bạn bị một vết thương sâu, bạn phải có một sợi chỉ đặc biệt và một cây kim cong để có thể khâu nó lại. Do đó, việc chuẩn bị/trang bị sẵn một bộ dụng cụ sơ cứu trước khi khám phá trong rừng hoặc nơi hoang dã là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kỹ năng sinh tồn và biết khâu vết thương đúng cách. Có nhiều loại mũi khâu cho nhiều loại vết thương khác nhau, nhưng bạn hãy học và tìm hiểu ít nhất một cách khâu vết thương để sử dụng lúc nguy cấp.
2.2.2. Biện pháp xử lý khi vai hoặc tay chân bị trật khớp – kỹ năng sinh tồn
Trật khớp vai là một loại chấn thương phổ biến. Nếu bạn không kịp xử lý, người trật khớp có thể xảy ra tình trạng bị co thắt cơ.
Top những kỹ năng sinh tồn trong rừng thì không thể thiếu kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp như trật khớp tay chân, vai,…Để điều trị trật khớp cho bạn đồng hành, bạn hãy để họ nằm xuống đất và đặt một chân của bạn không đi giày vào nách của họ. Sau đó, nắm chặt cổ tay họ và bắt đầu kéo dọc theo cơ thể của họ cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “cạch” phát ra.
Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện làm việc này quá mạnh bạo như những gì bạn nhìn thấy trong phim, bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ bắp và gân của họ.
Nếu chính bản thân bạn bị trật khớp, thì bạn hãy nằm lên trên một bề mặt nào đó cao hơn so với mặt đất như thân cây bị đổ, sau đó bạn buộc một vật nặng khoảng 5-10 kg vào cánh tay của bạn rồi buông thõng xuống đất. Sau 15-20 phút, khớp sẽ về đúng vị trí ban đầu. Cánh tay vừa bị trật khớp bạn nên để yên và không nên cử động trong ít nhất năm tiếng đồng hồ.
Trên đây là “Tổng hợp 10 Kỹ năng sinh tồn trong rừng khi bị lạc” mà Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro đã mang đến cho bạn. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những kỹ năng sinh tồn bổ ích mà bạn cần.
Zalo liên hệ: https://zalo.me/0902984178
Vị trí trong công ty: Giám đốc Marketing Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày và Đêm
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Các mục tiêu cần đạt được là:
- Tăng doanh số và khách hàng cho doanh nghiệp
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ mới.Chi tiết tại đây