hướng dẫn hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo là gì? hướng dẫn hô hấp nhân tạo bạn cần biết

Hô hấp nhân tạo là gì? hướng dẫn hô hấp nhân tạo bạn cần biết

Mục lục

Rate this post

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi bạn có thể đối mặt với tình huống khi một người bị chấn thương hoặc ngừng thở do các nguyên nhân như đuối nước, ngạt, hay điện giật. Trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, bạn có thể duy trì sự sống cho họ bằng cách thực hiện các biện pháp sơ cứu, hướng dẫn hô hấp nhân tạo.

Khi bạn phát hiện nạn nhân ngừng thở (có thể thấy rằng ngực họ không nở hấp), bạn nên ngay lập tức tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi nạn nhân có thể thở lại hoặc đối mặt với trường hợp nạn nhân đã chắc chắn đã qua đời thì mới dừng lại.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

1. Hô hấp nhân tạo được hiểu là gì?

Hô hấp nhân tạo là một phương pháp sơ cứu được áp dụng cho trường hợp ngừng thở do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mục tiêu chính của kỹ thuật này là cung cấp oxy từ môi trường bên ngoài vào phổi và đẩy oxy từ phổi ra ngoài để đảm bảo cung cấp oxy cho người bệnh.

Khi người bệnh mất khả năng hô hấp trong một thời gian quá dài, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và có thể gây tổn thương cho tế bào cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh. Vì vậy, việc thực hiện hô hấp nhân tạo cần phải được thực hiện ngay lập tức trước khi nạn nhân được đưa đến các cơ sở y tế.

2. Ngừng tim phổi thường do những nguyên nhân nào gây ra?

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim ngừng đập là do:

  • Nguyên nhân do tim: nếu như bệnh nhân thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim, tắc mạch vành cấp; chấn thương gây chèn ép tim cấp, viêm cơ tim, kích thích trực tiếp vào tim.
  • Nguyên nhân tuần hoàn: bệnh nhân bị thiếu khối lượng tuần hoàn cấp (các loại sốc), cơ chế phản xạ dây phế vị, tắc mạch phổi (do khí, do cục nghẽn).
  • Nguyên nhân hô hấp: nguyên nhân do thiếu oxy cấp (thường gây ra vô tâm thu): ngạt phòng kín, vùi lấp, tai nạn hầm mỏ,; ưu thán Tràn khí màng phổi nặng.
  • Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa: lý do là vì rối loạn chuyển hóa kali, tăng canxi máu cấp, hạ thân nhiệt, tăng catecholamin cấp.
  • Nguyên nhân do thuốc, nhiễm độc: lý do là vì tác động trực tiếp của thuốc gây ngừng tim hoặc là do tác dụng phụ của các loại thuốc nói chung.
  • Điện giật, dị vật bít tắc đường thở, đuối nước.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

Một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết khi nạn nhân bị ngạt thở:

  • Nạn nhân nằm bất tỉnh không có dấu hiệu tỉnh lại hoặc là năm yên, mê man. 
  • Da của nạn nhân chuyển sang màu trắng bệch hoặc là có màu tím tái. 
  • Không có dấu hiệu nào của mạch đập và tim đập.
  • Tay chân của nạn nhân dần lạnh buốt.
  • Nạn nhân không có một dấu hiệu hô hấp nào, lồng ngực hoặc thành bụng bất động. 

Xem thêm: Sơ cấp cứu ban đầu là gì? Các bước sơ cấp cứu cụ thể mới nhất 2023

3. Hướng dẫn hô hấp nhân tạo

3.1 Hướng dẫn hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Phương pháp này còn được gọi với cái tên khác là hà hơi thổi ngạt và dưới đây là hướng dẫn hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực: 

  • Hướng dẫn hô hấp nhân tạo ở phương pháp này đầu tiên là đặt nạn nhân nằm ngửa ở một vị trí thoáng mát, đặt một chiếc gối dưới đầu để nâng đầu lên và nới lỏng quần áo, cũng như tháo đai lưng nếu có.
  • Đảm bảo đường thở của nạn nhân thông thoáng bằng cách loại bỏ mọi vật thể cản trở trong miệng và mũi. Nếu có đàm hoặc nhớt trong miệng hoặc mũi, sử dụng một khăn mềm để lau và làm sạch cho nạn nhân.
  • Thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân: Sử dụng một tay để bịt kín mũi của nạn nhân, và dùng tay còn lại để nắm lấy hàm dưới và kéo xuống để mở miệng nạn nhân. Thở một hơi sâu và sau đó thổi hơi đó vào miệng của nạn nhân. Bạn có thể thực hiện thao tác này trực tiếp hoặc thông qua một miếng vải mỏng đặt trên miệng nạn nhân.
  • Quá trình thực hiện hô hấp nhân tạo cần được tiến hành liên tục, và bạn nên luôn theo dõi xem lồng ngực của nạn nhân có nâng lên và hạ xuống theo nhịp thở không. Tần suất thực hiện hô hấp nhân tạo cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi là 20 lần mỗi phút. Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, tần suất là từ 20-30 lần mỗi phút.
  • Nếu nạn nhân bị ngừng thở và ngừng tim, bạn cần kết hợp thực hiện xoa bóp tim và hà hơi thổi ngạt theo tỷ lệ 30:2 (tức là 30 lần xoa bóp tim sau đó thổi ngạt 2 lần).
  • Tiếp tục hướng dẫn hô hấp nhân tạo thực hiện phương pháp này cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở trở lại. Sau đó, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu sau 30 phút mà không có kết quả, bạn nên dừng lại vì có thể nạn nhân đã qua đời.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

3.2 Hướng dẫn hô hấp nhân tạo Nielsen

Đây là phương pháp thích hợp cho nạn nhân bị đuối nước, ở phương pháp này cần tiến hành tống nước ra khỏi lồng ngực nạn nhân. Dưới đây là hướng dẫn hô hấp nhân tạo: 

  • Bước đầu tiên trong hướng dẫn hô hấp nhân tạo phương pháp này là đảm bảo thở của nạn nhân thông thoáng, không chứa các dị vật, nhớt, đàm. 
  • Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu của nạn nhân nghiêng sang một bên và gối đầu lên 2 lòng bàn tay của nạn nhân.
  • Tạo hơi thở ra, bạn nên thực hiện như sau: Ép mạnh hai lòng bàn tay vào xương bả vai của nạn nhân. Người cứu hộ nên hơi ngả người về phía trước, sau đó hai cánh tay ấn thẳng (vuông góc với lồng ngực) và buông ra đột ngột.
  • Tạo hơi thở vào, bạn cần thực hiện như sau: Nắm lấy tay của nạn nhân ở mỏm khuỷu và kéo tay lên về phía đầu (nhưng không đẩy đầu lên), sau đó đặt tay trở về vị trí ban đầu.
  • Tần số thực hiện phương pháp này là vào khoảng 10-12 lần/phút.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

3.3 Hướng dẫn hô hấp nhân tạo Sylvester

Đây là một phương pháp sơ cứu được sử dụng khi nạn nhân bị vùi kín hoặc không thể nằm phẳng, ví dụ như phụ nữ mang thai hoặc người chấn thương ở vùng bụng.

  • Trước hết hướng dẫn hô hấp nhân tạo ở phương pháp này, cần đảm bảo không có dị vật hoặc đàm, nhớt trong đường thở của nạn nhân.
  • Sau đó, đặt nạn nhân nằm ngửa với đầu hướng về một bên, kê một cái gối hoặc đệm dưới vai nạn nhân, đầu hơi nghiêng lên phía sau và cằm hướng lên trên. Người cứu hộ nên quỳ ở phía đầu của nạn nhân.
  • Để tạo hơi thở ra, người sơ cứu nên nắm chặt 1/3 dưới cánh tay của nạn nhân và gập chúng lên trước bên ngực. Người sơ cứu hơi ngả về phía trước, đồng thời duỗi tay thẳng và ép mạnh lên trên ngực của nạn nhân để tống không khí ra ngoài.
  • Để tạo hơi thở vào, người sơ cứu nên ngồi xuống và kéo hai tay của nạn nhân về phía đầu, đồng thời tự ngã về sau để tạo sự hít vào.
  • Tần số thực hiện phương pháp này là vào khoảng 10-12 lần/phút.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

3.4 Hướng dẫn hô hấp nhân tạo Schaeffer

  • Hướng dẫn hô hấp nhân tạo Schaeffer, bước đầu tiên là đặt nạn nhân nằm sấp trên mặt phẳng, hai tay của nạn nhân đưa lên đầu, mặt quay sang một bên, đảm bảo đường thở của nạn nhân luôn được thông thoáng.
  • Người sơ cứu nằm phía sau người bị nạn, đặt hai bàn tay lên lưng ngay trên khu vực của khung chậu nạn nhân và mở rộng hai bàn tay ra.
  • Trong quá trình hướng dẫn hô hấp nhân tạo cho nạn nhân thở ra: Người thực hiện nên đẩy nhẹ lên để nâng người lên, và sau đó áp lực hai bàn tay mạnh lên lưng nạn nhân trong khoảng 2 giây để giúp đẩy cơ hoành lên và cho phép không khí thoát ra.
  • Trong quá trình hướng dẫn hô hấp nhân tạo cho nạn nhân hít vào: Hãy từ từ rút hai bàn tay ra khỏi lưng nạn nhân để cho cơ hoành dần trở về vị trí ban đầu, để không khí tự nhiên có thể đi vào phổi, giúp phổi phình to ra.
  • Tần số thực hiện phương pháp này là vào khoảng 10-12 lần/phút.

hướng dẫn hô hấp nhân tạo

Xem thêm: Các bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật và lưu ý khi thực hiện bạn nên biết

Bài viết trên là những thông tin về hướng dẫn hô hấp nhân tạo bằng 4 phương pháp khác nhau, mong rằng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ với đội ngũ nhân viên bảo vệ có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo các kỹ năng từ chuyên môn đến các kỹ năng như sơ cấp cứu, kỹ năng giao tiếp,…thì liên hệ ngay cho Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro để được tư vấn qua: 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY & ĐÊM

  • Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Quận Thủ Đức, TP. HCM
  • Điện thoại: 0902.984.178 (Ms. Tuyền) hoặc zalo: 090.298.4178 
  • Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
  • Website: baovengaydempro.com