Quy định đồng phục bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp
Quy định đồng phục bảo vệ

Quy định đồng phục bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp

Mục lục

Rate this post

Để đảm bảo được an toàn về người và tài sản trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp thì đội ngũ nhân viên bảo vệ là một trong những yếu tố không thể thiếu. Có thể nói, bảo vệ có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, kinh doanh của công ty có được diễn ra bình thường hay không. Để phân biệt nhân viên bảo vệ với các cán bộ, công nhân viên chức khác trong công ty thì pháp luật Việt Nam đã ban hành văn bản quy định đồng phục bảo vệ cụ thể.

Quan bài viết này cũng Bảo vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu rõ hơn về quy định đồng phục bảo vệ ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp nhé. 

Quy định đồng phục bảo vệ

1. Yêu cầu đối với trang phục của lực Lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Đầu tiên, về yêu cầu đối với trang phục của nhân viên bảo vệ mỗi cơ quan, doanh nghiệp được nhà nước quy định đồng phục bảo vệ như sau:

  • Đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và đồng bộ với yêu cầu tại mục tiêu công tác. 
  • Bảo đảm được mẫu mã, chủng loại, chất lượng đồng phục theo đúng quy định đồng phục bảo vệ tại Thông tư này.
  • Bảo đảm được trang bị, sử dụng đúng đối tượng theo quy định và đúng mục đích.

1.1 Yêu cầu đối với cầu vai của đồng phục bảo vệ:

  • Đối với những đối tượng phụ trách về vấn đề an ninh, bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp thì số gạch trên cầu vai của họ sẽ là ba vạch. 
  • Đối với những nhân viên bảo vệ đã có kinh nghiệm và làm việc từ năm năm trở lên thì số vạch trên cầu vai là hai vạch.
  • Đối với nhân viên bảo vệ đã làm việc nhưng mà số năm công tác dưới 5 năm thì cầu vãi sẽ có số vạch là một. 

Quy định đồng phục bảo vệ

1.2 Yêu cầu đối với sao hiệu của đồng phục bảo vệ:

  • Quy định đồng phục bảo vệ về sao hiệu thì yêu cầu phải được thiết kế với tấm lá chắn nằm giữa hai cành tùng bao quang, về phần lá chắn thì được nổi cao hơn so với cành tùng, mặt lồi. 
  • Giữ tấm lá chắn thì sẽ có ngôi sao năm cánh và hai bên có hình bông lúa. 
  • Chữ bảo vệ được để phía trên nền dải lụa có hình bánh xe lịch sử.
  • Yêu cầu về màu sắc của sao hiệu thì cành từng được mạ màu tráng, dải lụa, bông lúa, đường viền lá chắn, bánh xe, ngôi sao sẽ được mạ họa kinh vàng. Chữ bảo vệ và nền bông lúa sẽ có màu xanh lam đậm, ngoài ra nền ngôi sao tia nổi sẽ được sơn men kính có màu đỏ đun. 

1.3 Yêu cầu đối với cấp hiệu của đồng phục bảo vệ:

  • Quy định đồng phục bảo vệ về cấp hiệu yêu cầu được làm từ chất liệu vải dệt có cột nhựa bên trong. Ở giữa cấp hiệu, có hình lá chắn được thêu, bao quanh lá chắn là hai bông lúa chéo cuống và ở giữa là một ngôi sao vàng năm cánh. Phía đầu vát nhọn của cấp hiệu có cúc cấp hiệu được làm bằng kim loại, và trên cúc cấp hiệu được dập nổi hình ngôi sao năm cánh ở trung tâm, bao quanh viền là hai bông lúa và chữ bảo vệ ở dưới. 
  • Màu nền của cấp hiệu là màu xanh lam, và viền xung quanh được làm bằng màu vàng sậm. Hình lá chắn ở giữa cấp hiệu có màu xanh dương, và viền lá chắn, hai bông lúa và ngôi sao có màu vàng. Cúc cấp hiệu có màu trắng bạc và có một vạch ngang phân cấp màu vàng tươi.

1.4 Yêu cầu đối với phù hiệu của đồng phục bảo vệ:

Yêu cầu về quy định đồng phục bảo vệ về phù hiệu sẽ có hình thoi, tâm giữa phù hiệu sẽ có chữ bảo vệ làm bằng kim loại, bên trong có cốt nhựa, về phía sau của phù hiệu sẽ có ghim để có thể cài trên đầu cổ áo. Ngoài ra, về phần nền của phù hiệu đồng phục nhân viên bảo vệ có màu xanh làm, chữ bảo vệ yêu cầu phải có màu trắng bạc. 

Quy định đồng phục bảo vệ

1.5 Yêu cầu đối với mũ trong quy định đồng phục bảo vệ:

  • Mũ kêpi: quy định đồng phục về mũ kepi yêu cầu phông mũ có hình tròn, mặt trước có tán oze đeo sao hiệu bảo vệ. Phần phía trước của mũ, ở phía trái, được trang trí bằng dây đuôi sam màu vàng, mỗi đầu dây có một cúc kim loại mạ màu trắng được gắn vào phần trên của cầu mũ.
  • Mũ mềm: được thiết kế với mặt mũ làm từ nhựa cứng, gồm bốn mảnh và có lót phông mũ. Trán mũ được trang bị ôzê sao hiệu bảo vệ, hai bên hông mũ mỗi bên có ba ôzê để thoát khí. Phía bên trong chân cầu được may bằng vải giả da, và phía sau mũ có dây điều chỉnh.
  • Mũ cứng: có hình dạng giống ô van, với cốt được làm từ bột giấy và bọc bên ngoài là một lớp vải. Trán mũ được trang bị một ôzê, hai bên má quả mũ mỗi bên có hai ôzê để thoát khí. Bên trong có quai và cầu mũ.
  • Màu sắc của mũ trong đồng phục bảo vệ là màu tím than. Đối với mũ kê-pi, có sử dụng dây trang trí màu vàng và cúc kim loại màu trắng.

1.6 Yêu cầu đối với quần áo trong quy định đồng phục bảo vệ:

  • Quy định đồng phục bảo vệ yêu cầu về quần áo xuân hè thì quần áo sẽ có kiểu áo ngắn tay và áo dài tay màu xanh dương, còn về quần thì là quần dài có màu tím than. 
  • Quần áo mùa thu đông thì quần áo nhân viên bảo vệ gồm có kiểu áo sơ mi màu xanh dương; áo khoác ngoài kiểu vest hoặc áo ấm của bảo vệ. Còn về phần quần của nhân viên bảo vệ sẽ có màu tím than, cà vạt màu tím than…
  • Tùy thuộc vào điều kiện thực tế và khí hậu của mỗi khu vực khác nhau thì các đơn vị sẽ cấp phát và sử dụng những trang phục sao cho phù hợp.  
  • Ngoài ra, quy định đồng phục bảo vệ cũng có các lưu ý cho các nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp theo yêu cầu công tác. 

Quy định đồng phục bảo vệ

2. Quy định đồng phục bảo vệ của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Theo quy định của nước ta tại Điều 1 Thông tư 08/2016/TT-BCA quy định đồng phục bảo vệ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: 

“Thông tư này quy định chi tiết về mẫu, màu sắc, cấp hiệu, kiểu dáng trang phục, cấu tạo, sao hiệu, ký hiệu, biển hiệu, phù hiệu ( được gọi chung là trang phục, đồng phục); niên hạn, sử dụng trang phục và cấp phát cho nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đề ra (được gọi chung là cơ quan, doanh nghiệp).”

Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư 08/2016/TT-BCA quy định về đối tượng áp dụng thông tư thì Thông tư 08/2016/TT-BCA được áp dụng đối với các đối tượng như:

  • Đội ngũ nhân viên bảo vệ tại các cơ quan, doanh nghiệp. l
  • Cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam; hoặc các doanh nghiệp, tổ chức của nước ngoài những đang hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh có liên quan đến hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Quy định đồng phục bảo vệ

Các tổ chức và doanh nghiệp, cũng như lực lượng bảo vệ thuộc quản lý của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, không nằm trong phạm vi áp dụng của Thông tư 08/2016/TT-BCA của Bộ Công an.

Theo quy định đồng phục bảo vệ trên, nếu Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ do Công an nhân dân và Quân đội nhân dân quản lý, thì không áp dụng quy định đồng phục bảo vệ trong Thông tư 08/2016/TT-BCA. Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ được thành lập theo Luật doanh nghiệp và không nằm trong sự quản lý của Công an hoặc Quân đội, sẽ tuân thủ quy định đồng phục bảo vệ theo Thông tư 08/2016/TT-BCA.

Đồng thời, trang phục của lực lượng bảo vệ trong các cơ quan, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu công tác của lực lượng bảo vệ trong cơ quan, doanh nghiệp.
  • Bảo đảm chất lượng, chủng loại và mẫu mã theo quy định.
  • Đảm bảo trang bị và sử dụng phù hợp với đối tượng và mục đích.

Theo dõi chúng tôi Google news