1. Bảo vệ nội bộ là gì? Vì sao lại cần bảo vệ nội bộ?
Bảo vệ nội bộ là gì? bảo vệ nội bộ là lực lượng, đội ngũ nhân viên bảo vệ có trách nhiệm đảm bảo an ninh an toàn cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp và do trực tiếp đơn vị tuyển dụng, huấn luyện đào tạo. Đặc điểm của bảo vệ nội bộ là thường chỉ được trang bị, đào tạo một số nghiệp vụ cơ bản hoặc làm việc theo khả năng kinh nghiệm mà họ có được và không được đào tạo bài bản qua các lớp huấn luyện nghiệp vụ.
Theo như thống kê, thì hằng năm có tới 5.438 vụ vi phạm trật tự xã hội và con số này cho thấy xã hội đang ở trong tình trạng báo động. Cũng từ đây, những dịch vụ bảo vệ, bảo vệ nội bộ được nhiều công ty hay gia đình quan tâm đến và trở thành nhu cầu thiết yếu của họ.
Những hình ảnh người bảo vệ mặc đồng phục đứng trước những nhà hàng, ngân hàng, quán bar,…hay là hình ảnh người cầm đèn pin đi xung quanh trường học, công ty vào đến khuya trở nên thân thuộc.
Những hình ảnh, việc làm này của bảo vệ là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn tài sản cho mục tiêu mà mình đang quản lý, tránh xảy ra trường hợp mất cắp, phá hoại tài sản hay gây gổ, ẩu đả trong khu vực.
2. Đôi nét về nhân viên bảo vệ nội bộ
Những nhân viên bảo vệ nội bộ là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ. Tuy nhiên, bảo vệ nội bộ sẽ không được đào tạo qua các khóa học hay lớp đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp, đặc thù của nghiệp vụ bảo vệ, cùng với đó họ sẽ không được trang bị đầy đủ các công cụ dụng cụ hỗ trợ hiện đại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mà thường chỉ được trang bị những công cụ đơn giản và dễ sử dụng.
Nhân viên bảo vệ nội bộ cũng là nhân viên thuộc nguồn nhân lực và quản lý của doanh nghiệp hay tổ chức, họ cũng được hưởng những chế độ BHXH, chính sách cũng như phải tuân thủ và chấp hành những quy định của doanh nghiệp mà họ đang làm bảo vệ.
Tuy nhiên, do tỉ lệ tội phạm ngày một gia tăng và tinh vi hơn, để đảm bảo được an toàn về người và tài sản của doanh nghiệp thì các công ty, tổ chức đã cho nhân viên bảo vệ nội bộ đi học các lớp kỹ năng nghiệp vụ và đồng thời cũng trang bị cho bảo vệ các công cụ dụng cụ hỗ trợ cần thiết để làm nhiệm vụ.
-> Có thể bạn muốn xem thêm: Các quy định về chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định
3. Những công việc của Nhân viên Bảo vệ Nội Bộ là gì?
Công việc của nhân viên bảo vệ nội bộ là gì? dưới đây là những công việc mà nhân viên bảo vệ nội bộ phải làm khi nhận nhiệm vụ tại doanh nghiệp:
- Bảo vệ nội bộ thì điều đầu tiên cần làm chính là kiểm tra, quan sát và quản lý đảm bảo tài sản của doanh nghiệp, tổ chức hay một cá nhân tại khu vực làm nhiệm vụ.
- Quan sát hệ thống camera an ninh theo sự phân công nhiệm vụ để đảm bảo không xảy ra những tình huống xấu và phát hiện kịp thời những điều bất thường, đưa ra phương án giải quyết.
- Kiểm tra và theo dõi cán bộ, công nhân viên ra vào doanh nghiệp theo đúng quy định để ngăn ngừa những trường hợp vi phạm quy định, nội quy nội bộ hay phát hiện những kẻ lạ mặt có ý đồ xấu đột nhập vào công ty.
- Tuần tra những khu vực, địa điểm dễ cháy nổ hay khu vực dễ đột nhập vào mục tiêu.
- Trông coi các phương tiện của công nhân viên, cán bộ khi vào mục tiêu.
- Phát hiện và bắt giữ những đối tượng khả nghi, có ý đồ xấu gây rối, phá hoại tài sản của công ty.
- Gửi báo cáo công việc theo yêu cầu của cấp trên về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
4. Yêu cầu đối với nhân viên bảo vệ nội bộ là gì?
4.1 Về kỹ năng:
Là một nhân viên bảo vệ nội bộ thì cần phải có kỹ năng nghiệp vụ bảo vệ nội bộ cơ bản và nghiệp vụ nâng cao tại mục tiêu bảo vệ như là tác phong chuyên nghiệp, nắm rõ và tuân thủ các quy tắc kỷ luật tại mục tiêu, thực hiện đúng tất cả các điều lệnh, công tác PCCC,…Ngoài ra, bảo vệ nội bộ cần phải có các kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhẹn và hiệu quả, đúng trình tự.
4.2 Về sức khỏe:
Ngoài các kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm trong việc bảo vệ nội bộ thì bảo vệ còn phải đạt tiêu chuẩn về hình thể. Ví dụ như: nam từ 18 đến 45 tuổi, chiều cao phải từ 1m65 trở lên. Nhân viên bảo vệ nội bộ phải đảm bảo sức khỏe dẻo dai, nhanh nhẹn, chịu được áp lực công việc và ngoại hình phải chỉnh chu gọn gàng không xăm mình hay bị dị tật để có thể đảm bảo được an ninh trật tự cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.
4.3 Về giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp luôn được bảo vệ nội bộ sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, các nhân viên bảo vệ nội bộ phải giao tiếp rõ ràng và mạch lạc bằng cả lời nói lẫn văn phong. Tại một số vị trí bảo vệ đòi hỏi phải trực điện thoại vậy nên kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của bảo vệ nội bộ phải tốt.
-> Có thể bạn muốn xem thêm: Top 10 Công ty bảo vệ ở Bến Tre Uy Tín
5. Mức thu nhập của nhân viên bảo vệ nội bộ
Mức thu nhập của nhân viên bảo vệ nội bộ là bao nhiêu? Công việc của nhân viên bảo vệ nội bộ là một trong những công việc quan trọng khi doanh nghiệp được đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp mới an tâm làm việc và phát triển. Vậy nên, việc tuyển chọn được những nhân viên bảo vệ thực sự có kinh nghiệm và khả năng xử lý vấn đề tròng nghề nghiệp đòi hỏi mức lương đưa ra cũng tương đương với khả năng của họ.
Hiện nay, mức thu nhập của nhân viên bảo vệ nội bộ dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng. Với mức thu nhập cứng này sẽ được tăng tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng, cũng như cách thực hiện nhiệm vụ mà bảo vệ được phân công nhiệm vụ tại công ty. Ngoài thu nhập cứng mỗi tháng thì bảo vệ nội bộ còn được hưởng những chế độ về tiền thưởng và bảo hiểm xã hội như những nhân viên khác trong doanh nghiệp.
6. Liên hệ :
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY VÀ ĐÊM
Website: https://baovengaydempro.com/
Địa chỉ văn phòng chính: số 7 đường số 7, kp5, phường An Phú, TP. Thủ Đức
Hotline: 0902 984 178 (Ms Thanh Tuyền) – Zalo: 0902984178
Email: nds.hcm@nightdaysecurity.com
Xem thêm:
- Top 10 Công ty bảo vệ tại Biên Hòa uy tín chuyên nghiệp: https://baovengaydempro.com/top-10-cong-ty-bao-ve-tai-bien-hoa-uy-tin/
- Top 6 Công ty bảo vệ tại Bình Thuận Uy Tín Chuyên Nghiệp Nhất: https://baovengaydempro.com/cong-ty-bao-ve-tai-binh-thuan-uy-tin/
Vị trí trong công ty: Giám đốc Marketing Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày và Đêm
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Các mục tiêu cần đạt được là:
- Tăng doanh số và khách hàng cho doanh nghiệp
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ mới.Chi tiết tại đây