Thiết kế hệ thống pccc
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống pccc – lưu ý và quy trình cần biết

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống pccc – lưu ý và quy trình cần biết

Mục lục

Rate this post

Thiết kế hệ thống PCCC là một trong những bước đầu tiên trước khi tiến hành thi công hệ thống PCCC cho bất kỳ công trình nào. Việc thiết kế hệ thống PCCC sẽ được thực hiện bởi một công ty chuyên về PCCC vì nó khá phức tạp và có nhiều đặc điểm riêng của mỗi công trình khác nhau. Vậy khi thiết kế hệ thống PCCC cần chú ý điểm gì? tiêu chuẩn như thế nào? Qua bài viết này cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu thêm về các vấn đề này nhé!

Thiết kế hệ thống pccc

1. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống pccc

Theo như nghị định 136/2020 NĐ-CP của chính phủ ban hành về quy chuẩn 06 – 2020/BXD như sau:

  • TCVN 3890:2009: Quy định về thi công PCCC cho các công trình nhà ở và công trình khác, bao gồm trang bị, sắp xếp, kiểm tra, và bảo trì.
  • TCVN 4756:1989: Quy định về nối đất và không nối đất cho các thiết bị điện.
  • TCVN 5307:2009: Yêu cầu thiết kế cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
  • TCVN 5334:2007: Quy định về an toàn trong thiết kế, lắp đặt, và sử dụng thiết bị điện cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
  • TCVN 5507:2002: Quy định chung về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản vận chuyển và sử dụng hóa chất nguy hiểm.
  • TCVN 5684:2003: Yêu cầu chung về an toàn cháy trong các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu.
  • TCVN 5738:2000: Quy định về hệ thống báo cháy tự động và yêu cầu kỹ thuật liên quan.
  • TCVN 6101:1990: Hệ thống chữa cháy bằng CO2 trong thiết kế và lắp đặt.
  • TCVN 6160:1996: Yêu cầu thiết kế hệ thống PCCC của nhà cao tầng.
  • TCVN 6223:1996: Yêu cầu chung về an toàn cho cửa hàng khí đốt hoá lỏng.
  • TCVN 6223:2011: Yêu cầu an toàn cho cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG).
  • TCVN 6290:1997: Yêu cầu kiểm tra chai chứa khí tại thời điểm nạp khí.
  • TCVN 6292:1997: Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại.
  • TCVN 6034:1997: Yêu cầu an toàn cho chai chứa khí đốt hoá lỏng trong việc bảo quản, xếp dỡ, và vận chuyển.
  • TCVN 6484:1999: An toàn cho xe bồn vận chuyển khí đốt hoá lỏng (LPG) trong thiết kế, chế tạo, và sử dụng.
  • TCVN 7161-1:2002: Tính chất vật lý và yêu cầu cơ bản cho hệ thống cứu hoả dạng khí.
  • TCVN 7161-9:2009: Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống chữa cháy bằng HFC 227EA.
  • TCVN 9206:2012: Tiêu chuẩn thiết kế trang bị điện cho nhà ở và công trình công cộng.
  • TCVN 9207:2012: Quy định về thiết kế đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng.
  • TCVN 2622:1995: Yêu cầu thiết kế phòng chữa cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 4879:1989: Quy định về dấu hiệu an toàn phòng chữa cháy.
  • TCVN 5065:1990: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC cho khách sạn.
  • TCVN 6161:1996: Tiêu chuẩn thiết kế phòng chữa cháy cho chợ và trung tâm thương mại.
  • TCVN 6379:1998: Tiêu chuẩn về các thiết bị chữa cháy trụ nước.
  • TCVN 7278-1:2003: Yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt cứu hoả độ nở thấp.
  • TCVN 7278-2:2003: Yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt cứu hoả độ nở trung bình và cao.
  • TCVN 7278-3:2003: Yêu cầu kỹ thuật cho chất tạo bọt cứu hoả độ nở thấp hòa tan được với nước
  • TCVN 48:1996: An toàn cháy chữa cháy cho doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Quy định chung.

Những tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và an toàn liên quan đến thiết kế hệ thống PCCC, thiết bị điện, và các loại chất chữa cháy. Đảm bảo tuân thủ các quy định này là quan trọng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và môi trường.

2. Tổng quan về thiết kế hệ thống pccc

2.1. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống pccc

Thiết kế hệ thống pccc

Trong quá trình thiết kế hệ thống PCCC, các mục tiêu cần được xác định cụ thể đó là:  

  • Hệ thống phải đảm bảo an toàn cho tính mạng của con người.
  • Đảm bảo thiết kế hệ thống PCCC giảm thiểu tối đa các thiệt hại về tài sản khi có sự cố xảy ra.
  • Đảm bảo thiết kế hệ thống PCCC được hoạt động tốt, liên tục, không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và kinh doanh của mọi người. 

Đặc biệt, đối với một nhà kho hoặc kho hàng lưu trữ thì sẽ có yêu cầu về PCCC khác các mô hình tòa nhà văn phòng có nhiều người thuê. Vậy nên, sẽ không có bất kỳ một bản thiết kế hệ thống PCCC nào là giống nhau giữa các công trình. 

2.2. Những lưu ý cần biết khi thiết kế hệ thống pccc

  • Địa điểm hay vị trí xây dựng hệ thống cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy cũng như chữa cháy đối với các công trình bên cạnh. 
  • Về mức đội chống lửa của công trình sẽ tương thích so với quy mô tính chất hoạt động của công trình. Các giải pháp yêu cầu phải đảm bảo ngăn chạy và chống được đám cháy lan rộng ra khác khu vực lân cận.
  • Công nghệ sản xuất cùng với hệ thống lưới điện, hệ thống chống sét và cháy nổ cần được triển khai với mục tiêu đảm bảo an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy. Việc xây dựng hệ thống lối thoát, lối đi, hành lang và cầu thang riêng biệt cho mục đích thoát hiểm là cần thiết. Hệ thống thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, kết hợp với các thiết bị thông gió và hút khói, đóng vai trò quan trọng trong việc tránh nguy cơ ngạt thở do khói và đảm bảo an toàn trong việc thoát ra nhanh chóng trong trường hợp cháy xảy ra.
  • Đối với các khu vực đỗ xe và phương tiện, cần thiết lập các hệ thống đảm bảo an toàn. Hệ thống cấp nước chữa cháy cần đảm bảo đủ lượng nước và áp lực để chữa cháy một cách hiệu quả.
  • Việc thiết lập hệ thống báo cháy và chữa cháy cũng phải được thực hiện một cách đầy đủ về số lượng thiết bị và vị trí lắp đặt, phù hợp với các thông số kỹ thuật, dựa trên lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
  • Sự chú trọng vào những khía cạnh trên là quan trọng để đảm bảo an toàn trong môi trường sản xuất kinh doanh và tránh nguy cơ cháy nổ.
  • Luôn dự trù thêm kinh phí cho việc phòng cháy và chữa cháy.

Thiết kế hệ thống pccc

Việc thiết kế hệ thống PCCC là điều rất quan trọng đối với các cơ sở cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,…nếu như không có hệ thống PCCC thì tính mạng của người đang sinh sống, làm việc và tài sản tại địa điểm đó sẽ có thiệt hại rất lớn khi có hỏa hoạn. 

Xem thêm: Quy định về lối thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy

2.3 Những bản vẽ cần thiết khi thiết kế hệ thống pccc

  • Đầu tiên là bản vẽ thiết kế xây dựng công trình gồm có: bản vẽ mặt cắt đứng, bản vẽ kiến trúc, bản vẽ mặt cắt ngang, mặt bằng mái. 
  • Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC gồm: bản vẽ cấp nước chữa cháy vách tường, tự động, thiết kế cụm bơm chữa cháy. 
  • Bản vẽ hệ thống báo cháy tự động gồm: đầu báo khói beam, còi báo cháy nút nhấn khẩn và Tủ trung tâm.
  • Bản vẽ chống sét bao gồm: bản vẽ mặt bằng chống sét, bố trí kim thu sét, bố trí tiếp địa.
  • Hệ thống bản vẽ thông gió chống tụ khói cho công trình.

3. Quy trình thiết kế hệ thống pccc tiêu chuẩn

  • Bước 1 : Tiếp nhận thông tin, đánh giá và phân loại hình dạng, bố cục công trình pccc
  • Bước 2: Khảo sát công trình để thiết kế hệ thống PCCC
  • Bước 3: Tiến hành thiết kế hệ thống PCCC
  • Bước 4: Thẩm duyệt thiết kế hệ thống PCCC với cơ quan pccc
  • Bước 5: Phác thảo quá trình tiến độ và kế hoạch thi công của công trình
  • Bước 6: Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống PCCC. 
  • Bước 7: Nghiệm thu công trình với chủ quản
  • Bước 8: Cơ quan PCCC sẽ tiến hành nghiệm thu
  • Bước 9: Bảo hành công trình trong khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu

4. Hạng mục thiết kế và thi công hệ thống pccc

Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy được nhiều nhà thiết kế hệ thống PCCC áp dụng cho công trình của họ. Tùy theo mỗi công trình, công năng của nó sẽ lắp đặt một hoặc nhiều hệ thống PCCC khác nhau. Mỗi hệ thống PCCC sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nên cần thiết kế hệ thống PCCC sao cho phù hợp với mỗi công năng sử dụng của công trình.

Hệ thống chữa cháy Sprinkler:

  •  Là hệ thống sử dụng cách phun nước trực tiếp vào đám cháy để dập tắt nó, tại đó đầu phun sprinkler sẽ bị kích hoạt độ ngưỡng nhiệt độ được xác định trước là 68℃, 79℃, 93℃, 112℃. Ngoài ra, hệ thống có thể tự kích hoạt bằng tác động của con người. Hệ thống này thường phù hợp đối với tòa nhà, cao ốc, chung cư, công trình,…Đặc biệt là hệ thống này không phù hợp lắp tại khu vực có nhiều thiết bị điện tử như phòng máy vì dễ hư hỏng khi gặp nước. 
  • Ưu điểm của hệ thống này là lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, chi phí thấp và hệ thống này còn dễ bảo trì. 

Thiết kế hệ thống pccc

Hệ thống chữa cháy aerosol:

  • Dập tắt đám cháy bằng cách can thiệp hóa học vào các gốc tự do (gồm oxy, hydro và ion hydroxide) tại vùng cháy. Khi được phun vào vùng cháy, aerosol thực hiện vai trò như một chất trung gian, tác động và phản ứng với các gốc hóa học tham gia trong quá trình cháy (bao gồm hydro, oxy và hydroxyl). Hệ thống dập cháy sử dụng khí sol là một hệ thống áp suất không, việc lắp đặt dễ dàng, đem lại hiệu quả dập cháy cao và có chi phí thấp so với việc sử dụng khí sạch và CO2.

Thiết kế hệ thống pccc

Hệ thống chữa cháy khí sạch:

  • Hệ thống này được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Thường được sử dụng tại những nơi có hiểm họa về cháy nổ cao, sẽ phun khí chữa cháy vào tận những khu vực khó ra vào được để chữa cháy bằng phương pháp thủ công. Ví dụ như phòng đặt máy biến thế, turbines, thiết bị, máng dầu và hóa dầu, khu giao nhận hàng tại kho, kho nguyên liệu dễ cháy, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, …

Thiết kế hệ thống pccc

Hệ thống chữa cháy CO2:

  • Thường hệ thống này được lắp đặt tại các nơi chứa thiết bị, máy móc, dữ liệu có giá trị của công ty. Hệ thống này được dập tắt đám cháy bằng cách pha loãng hỗn hợp không khí và CO2 có tỷ lệ dưới mức giới hạn để duy trì sự cháy. Tuy nhiên, ở hệ thống chữa cháy này có khí CO2 rất độc hại với con người nên hệ thống chữa cháy CO2 cần sử dụng ở thời gian hơi trễ để mọi người thoát ra khỏi vùng nguy hiểm đã rồi mới sử dụng.

Hệ thống chữa cháy bọt:

  • Hệ thống dập cháy bọt (foam) khi kích hoạt sẽ phun một loại bọt bảo vệ lên bề mặt của xăng dầu, tách các chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, từ đó đẩy lùi ngọn lửa. Với khả năng hoạt động hiệu quả và khả năng tiết kiệm nước, hệ thống foam hiện nay đã trở thành một lựa chọn phổ biến. Việc giảm lượng chất chữa cháy cần thiết để dập tắt lửa không chỉ giúp giảm nguy cơ hỏng hóc thiết bị và đồ đạc, mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc sử dụng nước phun. Điều này đặc biệt quan trọng ở những nơi chứa các chất độc hại.
  • Đối với loại foam có khả năng giãn nở cao, hầu như không gây hại cho hàng hóa, và chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng trong kho sẽ trở lại bình thường.

Thiết kế hệ thống pccc

Liên hệ để được tư vấn dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY VÀ ĐÊM

Hotline: 0902 984 178 (Ms Thanh Tuyền) – Liên hệ Zalo : 0902.984.178
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Website: baovengaydempro.com
Địa chỉ công ty tại: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM