Lối thoát hiểm
Quy định về lối thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy 2024

Quy định về lối thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy 2024

Mục lục

5/5 - (2 bình chọn)

Trong mỗi tòa nhà, chung cư hay nhà máy, kho xưởng luôn có lối thoát hiểm, vậy nó có vai trò như thế nào mà lại có mặt tại những khu vực này? Cửa thoát hiểm đóng một vai trò quan trọng là một lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ , giúp bạn dẫn trực tiếp ra bên ngoài một cách nhanh chóng mà không cần chìa khóa. Vì vậy cửa thoát hiểm trong PCCC có những quy định gì? và được yêu cầu mức độ an ninh như thế nào? Cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

1. Lối thoát hiểm là gì?

Lối thoát hiểm được định nghĩ một cách đơn giản là một phương tiện để mọi người có thể thoát ra khỏi một tòa nhà hay siêu thị,…trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra hoặc có thể hiểu lối thoát hiểm là một cánh cửa được sử dụng để mọi người đi ra khỏi khu vực khi xảy ra hỏa hoạn. Đặc biệt, bạn cần nắm rõ lỗi thoát hiểm khẩn cấp là sự kết hợp giữa lối ra thông thường cùng với lỗi ra đặc biệt có thể sơ tán nhanh hơn, đồng thời cung cấp cho mọi người tuyến đường thay thế trong trường hợp lối ra vào thông thường của bạn bị chặn lại. 

Lối thoát hiểm

-> Tham khảo thêm: Thiết lập nội quy bảo vệ tòa nhà chuẩn nhất

2. Vai trò của lối thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy

Lối thoát hiểm là một trong những cách hiệu quả nhất trong công tác PCCC. Lối thoát hiểm (lối thoát nạn), cửa thoát hiểm có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ tính mạng của người dân khi cháy nổ xảy ra.

  • Lỗi thoát hiểm, cửa thoát hiểm đều được thiết kế dành cho những trường hợp rủi ro xảy ra, để con người có thể di chuyển ra hướng lối thoát và thoát ra ngoài. 
  • Nếu như không có lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm thì khi xảy ra cháy nổ con người sẽ không tìm được lối ra, và họ sẽ bị mắc kẹt trong đám cháy cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Lối thoát hiểm (cửa thoát hiểm) là một loại cửa chuyên dụng dùng để thoát hiểm trong những tình huống khẩn cấp như: khí độc, cháy nổ, khói ngạt. Ở trạng thái bình thường, thì lối thoát hiểm (cửa thoát hiểm) sẽ luôn trong trạng thái đóng và chỉ sử dụng khi có sự cố xảy ra hoặc trong trường hợp kiểm tra khả năng vận hành của công trình.  

Cháy nổ, hỏa hoạn là một trong những rủi ro xảy ra bất ngờ mà chúng ta không thể tránh khỏi một cách tuyệt đối. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình thì mỗi nhà khi xây dựng nên thiết kế một lối thoát nạn hoặc cửa thoát hiểm.

Lối thoát hiểm

-> Tham khảo thêm: Mẫu phương án bảo vệ cơ quan triển khai đầy đủ nhất

3. Quy định chung về lối thoát hiểm

3.1. Quy định về lối thoát hiểm, thoát nạn

Lối thoát hiểm được thiết kế và sử dụng với mục đích là thoát ra một tòa nhà, cao ốc trong trường hợp cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra. Lối thoát hiểm thông thường được thiết kế, sử dụng trong các tòa nhà cao, siêu thị,…

Khi thiết kế bản thảo xây dựng về lối thoát hiểm nhà thầu cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định sau đây:

  • Đầu tiên, lối thoát hiểm phải được đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận.
  • Lối thoát hiểm bắt buộc nằm ở vị trí có thể dẫn người ra ngoài nhanh trong tình huống khẩn cấp và phải đặt ở một vị trí cố định. 
  • Ngoài ra, lối thoát hiểm phải nằm trong sự kiểm soát của con người; khi bất kể lúc nào có nhu cầu phát sinh đều có thể di chuyển theo nó. Hay có thể hiểu là lối thoát hiểm phải được kiểm soát ở bên trong tòa nhà.
  • Cuối cùng, lối thoát hiểm cần được quản lý tốt và kiểm tra, bảo trì thường xuyên.

Lối thoát hiểm

Theo thông tư 02/2021/TT-BXD tại mục số 3.2.8 đã quy định rõ ràng về lối thoát hiểm như sau:

  • Khi có từ hai lối ra thoát hiểm trở lên, cần phải bố trí phân tán và tính toán khả năng có thể thoát nạn của lối ra trên giả thiết trong tình huống đám cháy chăn 1 lối thoát hiểm. Các lối thoát hiểm còn lại phải đảm bảo được khả năng thoát nạn an toàn nhất cho mọi người trong toàn bộ cả ngôi nhà.
  • Khi trong một khu vực như phòng, tầng lầu,..yêu cầu phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm thì sẽ được bố trí như sau: 2 lối thoát hiểm này đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một phần 2 chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng trong khu vực, và khoảng cách giữa 2 lối thoát hiểm được đo theo đường thẳng nối giữa 2 góc cạnh gần nhất của chúng.
  • Nếu trong trường hợp tòa nhà, TTTM,…đã có trang bị hệ thống PCCC tự động Sprinkler, thì khoảng cách của lối thoát hiểm có thể giảm xuống còn ⅓ chiều dài đường chéo lớn nhất trong không gian. 
  • Trong trường hợp có 2 luồng thoát nạn được nối với nhau bằng một hành lang bên trong thì khoảng cách giữa hai lối thoát hiểm sẽ được đo theo dọc đường di chuyển của hành lang đó. 
  • Lối thoát phải đảm bảo chiều cao thông thủy không thấp hơn 1,9 m và chiều rộng thông thủy không bé hơn như sau: ít nhất 1,2 m cho các lối thoát từ các gian phòng thuộc nhóm F1.1 trong trường hợp số người cần thoát nhiều hơn 15 người, ít nhất 0,8 m cho các trường hợp khác. Đối với các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo các công năng khác và có số người cần thoát nhiều hơn 50 người, trừ nhóm F1.3, chiều rộng thông thủy phải ít nhất 1,2 m. Các cửa ra ngoài từ buồng thang bộ cũng như cửa từ buồng thang bộ vào sảnh phải có chiều rộng không nhỏ hơn giá trị được tính toán hoặc chiều rộng của bản thang theo quy định tại 3.4.1.
  • Trong bất kể trường hợp nào, khi xác định chiều rộng của một lối thoát hiểm cần phải tính đến dạng hình học của đường thoát hiểm qua lỗ cửa hoặc cửa để đảm bảo tuyệt đối không có vấn đề gì cản trở việc di chuyển cáng tải thương đang có người nằm trên. 

-> Tham khảo thêm: 4 biển báo an toàn lao động cần biết và cách sử dụng

3.2. Những quy định về cửa thoát hiểm

Theo như quy định của thông tư 02/2021/TT-BXD tại mục 3.2.10, cửa thoát hiểm bắt buộc phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc như sau:  

  • Về các cửa của lối thoát hiểm và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo hướng lối thoát đi ra ngoài. 
  • Tại mục này không quy định về chiều mở của các cửa đối với: những gian phòng nhóm F1.3 và F1.4; các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên; Các buồng vệ sinh; Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người; Các lối ra dẫn vào các chiếu tháng của các cầu thang bộ loại 3; ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B; C.

Theo như quy định của thông tư 02/2021/TT-BXD tại mục 3.2.10, cửa thoát hiểm (lối thoát hiểm) cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định cụ thể như sau:

  • Cửa các lối thoát nạn từ hành lang, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải có thể mở từ bên trong mà không cần chìa khóa hoặc chốt khóa. Trong các tòa nhà có chiều cao PCCC trên 15m, các cánh cửa như trên, trừ cửa căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa kính cường lực.
  • Cửa thoát nạn từ gian phòng và hành lang chống khói cưỡng bức cần là cửa đặc với cơ chế tự đóng và khe cửa kín. Nếu cần mở trong thời gian sử dụng, cửa này phải được trang bị cơ chế tự động đóng khi có cháy.
  • Với buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ chế tự đóng và khe cửa phải kín. Các cửa trong buồng thang có thể mở ra ngoài mà không cần cơ chế tự đóng hoặc kín khe. Trừ các quy định riêng, cửa buồng thang phải đáp ứng tiêu chuẩn cửa chống cháy loại 1 cho nhà bậc chịu lửa I, II; loại 2 cho nhà bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 cho nhà bậc chịu lửa V.
  • Trên là các quy định liên quan đến lối thoát và cửa thoát hiểm theo pháp luật hiện hành. Đây là những quy định quan trọng nhất trong hệ thống quy định về phòng cháy chữa cháy theo thông tư 02/2021/TT-BX và QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Lối thoát hiểm

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY VÀ ĐÊM

Hotline: 0902 984 178 (Ms Thanh Tuyền) – Liên hệ Zalo : 0902.984.178
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Website công ty: www.baovengaydempro.com
Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM

Xem thêm: