17 biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý thực hiện
an toàn khi sử dụng điện

17 biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý thực hiện

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Điện là nguồn năng lượng được con người sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng điện không đúng cách sẽ gây cho con người những mối nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Vì vậy, việc bảo đảm an toàn khi sử dụng điện là điều vô cùng quan trọng, và nên được chú ý. Cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện đúng cách, phù hợp và đúng theo quy định đề ra qua bài viết này nhé! 

an toàn khi sử dụng điện

1. Nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn khi sử dụng điện

  • Sửa chữa nguồn điện khi chưa được đóng hoặc ngắt nguồn điện
  • Khi tiến hành kiểm tra các thiết bị điện nhưng không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, bảo hộ mất an toàn khi sử dụng điện. 
  • Vô tình tiếp xúc trực tiếp với những vật mang điện. 
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện.
  • Chạm tay trực tiếp vào dây điện, ổ điện hoặc dây dẫn điện bị hở khi chưa ngắt cầu dao. 
  • Tiếp xúc với các vật đã được tách rời khỏi nguồn điện tuy nhiên nó vẫn còn đang tích điện. 
  • Khi thực hiện việc đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hoặc khi xảy ra ngắn mạch, có thể gây ra hiện tượng phóng điện hồ quang. Các tia hồ quang tạo ra trong quá trình này có nhiệt độ cực cao. Điều này có thể gây bỏng nặng và bỏng sâu cho những người ở gần vị trí ảnh hưởng. Vết thương từ phóng điện hồ quang khá nghiêm trọng và khó điều trị. 
  • Vi phạm về khoảng cách an toàn với vị trí trạm biến thế và khu vực lưới điện cao áp. Đối với các khu vực điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không gian xung quanh, dù bạn chỉ cần đến gần mà không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn gặp nguy hiểm. Ở khoảng cách đủ nhỏ để có thể tiếp xúc sẽ có các hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn tới hậu quả hiểm nguy.
  • Không tuân thủ khoảng cách an toàn đối với trạm biến thế và lưới điện cao áp là một hành vi vi phạm nguy hiểm. Khi tiếp cận điện cao áp hoặc đường dây cao áp, nguy cơ phóng điện ra ngoài không khí tồn tại, ngay cả khi bạn chỉ đến gần mà không tiếp xúc trực tiếp. Khi bạn đứng ở khoảng cách gần đủ, có thể xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp, trong đó dòng điện lớn sẽ đi qua cơ thể và gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

-> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp bộ nội quy bảo vệ công ty chi tiết đầy đủ nhất

2. 17 Biện pháp an toàn khi sử dụng điện

2.1. Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện theo đúng yêu cầu

Một trong những nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là lưu ý lắp đặt mạch lưới điện của các thiết bị theo đúng cách. Khi lắp đặt cần phải lắp aptomat hay cầu dao ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng lầu của ngôi nhà.

Ngoài ra, cũng cần phải lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để những trường hợp khẩn cấp cần ngắt dòng điện khi có chạm chập, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện gây ra. Thiết bị bảo vệ đóng ngắt điện để được an toàn khi sử dụng điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

an toàn khi sử dụng điện

2.2 Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ khi cần sửa chữa điện

Người lao động khi làm việc với các thiết bị có điện cần sử dụng các dụng cụ và phương tiện bảo hộ đầy đủ cho những cá nhân nhân viên. Khi làm việc và tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc làm việc trong phòng kín cần có ít nhất 2 người. Trong số đó, 1 người sẽ tiến hành làm việc còn 1 người sẽ theo dõi, kiểm tra và chỉ huy toàn bộ công việc cho người kia để được an toàn khi sử dụng điện.

an toàn khi sử dụng điện

2.3 Nhân viên kỹ thuật điện có chuyên môn và được đào tạo bài bản

Đối với nhân viên kỹ thuật phụ trách về điện cần phải nắm rõ kỹ thuật điện, sơ đồ điện, các thiết bị và những bộ phận, vị trí nào có thể gây ra tình huống nguy hiểm trong quá trình làm việc; có kiến thức và khả năng ứng dụng các quy phạm về an toàn khi sử dụng điện; biết xử lý các tình huống tai nạn về điện và cấp cứu người bị điện giật.

an toàn khi sử dụng điện

2.4 Không tự ý lắp đặt ở khu vực công trình lưới điện

Cần hết sức chú ý và tránh việc đào đất quá gần các móng cột điện, bởi việc này có thể gây lún, sụt cột và gây nguy hiểm. Đồng thời, không nên đắp đất lên quá cao, để tránh làm giảm khoảng cách an toàn giữa dây dẫn điện và mặt đất.

Quan trọng tuyệt đối không lắp đặt bất kỳ ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển quảng cáo hay bất kỳ vật dụng nào khác tại các vị trí có thể khiến chúng đổ, rơi và va quệt vào các mạng lưới điện. Ngoài ra, cấm hoàn toàn hành vi quăng, ném hoặc bắn bất cứ vật gì lên đường dây điện hoặc các công trình điện. Những hành động này có thể gây ra sự cố và gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thống điện và cũng nguy hiểm cho những người xung quanh.

an toàn khi sử dụng điện

2.5 Đảm bảo an toàn với nguồn điện trong gia đình

Tuyệt đối không lắp đặt các thiết bị điện ở những nơi dễ ngập nước, ẩm ướt và không được để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần những đồ vật dễ xảy ra cháy nổ. Các thiết bị điện ở trong nhà cần được nối đất vỏ kim loại như:  bếp điện, tủ lạnh, máy giặt,… để phòng tránh các trường hợp chập điện, cháy điện.

an toàn khi sử dụng điện

2.6 Tránh xa khu vực có điện thế nguy hiểm

Để an toàn khi sử dụng điện bạn cần giữ khoảng cách tiếp xúc xa, an toàn để tránh những hiện tượng phóng điện cao áp, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Tại những nơi có điện cao thế nguy hiểm, cần được sử dụng khóa liên động, biển báo nguy hiểm, đèn tín hiệu và hàng rào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc gần nguy hiểm. 

an toàn khi sử dụng điện

2.7 Không sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

Không nên vừa sạc điện thoại vừa sử dụng hoặc khi sạc xong cần rút dây sạc ra khỏi ổ điện để tránh cháy nổ đồng thời gây nguy hiểm nếu nhà nào có trẻ nhỏ khi con bạn vô tình nghịch tới làm mất an toàn khi sử dụng điện.

an toàn khi sử dụng điện

2.8 Chọn dây dẫn và thiết bị điện từ các thương hiệu uy tín

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện thì các dây điện có trong nhà đều phải được đặt trong ống cách điện và sử dụng loại dây có vỏ bọc cách điện, với tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải tránh chập cháy. Bên cạnh đó, không được sử dụng dây điện, đồ dùng điện trong nhà, thiết bị điện có chất lượng kém. 

an toàn khi sử dụng điện

2.9 Bọc cách điện với mạng lưới dây trần trong nhà

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện cho gia đình bạn nên được bọc cách điện với mạng lưới dây trần nhà nhất là trong thời gian điều kiện biến đổi thất thường của khí hậu và thời tiết như hiện nay. Ngoài ra, để giảm thiểu tác động cơ học lên đường dây trong những vùng lạnh, bạn có thể sử dụng dây dẫn bọc. Phương pháp này đảm bảo tính ổn định của cấp điện và tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra và sửa chữa mạng lưới điện tại nhà bạn.

Đồng thời, rất quan trọng phải nối đất vỏ kim loại của các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, bếp điện, máy giặt, và các thiết bị khác để phòng tránh nguy cơ chập điện. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện này giúp cho bạn và người thân có thể đảm bảo được an toàn tuyệt đối khi sử dụng điện tại nhà.

an toàn khi sử dụng điện

2.10 Không tự ý sửa chửa nếu không hiểu rõ về các vấn đề điện

Không tự ý sửa chữa hay bảo dưỡng các đồ về điện gia dụng nếu không có kiến ​​thức, không chắc chắn về độ an toàn khi sử dụng điện, không có trang bị bảo hộ, dụng cụ bảo hộ cách điện. Tốt nhất bạn nên liên hệ các dịch vụ, cơ sở sửa chữa điện nước tại nhà đáng tin cậy, uy tín. 

Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn khi sử dụng điện là một nguyên tắc quan trọng khi học cách sửa chữa các thiết bị điện. Chúng ta hy vọng rằng những biện pháp an toàn khi sử dụng điện mà Bảo vệ Ngày và Đêm Pro đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích, giúp bạn tự bảo vệ và bảo vệ những người xung quanh mình.

an toàn khi sử dụng điện

2.11 Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường điện

Bạn nên thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt như cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm,…để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và phát hiện kịp thời nếu có sự cố. Bên cạnh đó, tốt nhất bạn hãy ngắt nguồn điện cho các thiết bị khi không sử dụng đến để tránh trường hợp cháy nổ, chập điện.

Trong trường hợp các dây dẫn điện bị đứt, tróc lớp cách điện hay các thiết bị, đồ dùng điện trong nhà bị hư hỏng, bạn cần phải thay thế hoặc sửa chữa thay mới rồi mới được tiếp tục sử dụng. Nếu muốn tự sửa, bạn cần ngắt cầu dao điện trước tiên rồi mới tiến hành sửa chữa, đồng thời sử dụng các thiết bị bảo hộ và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình sửa chữa điện. Hoặc bạn hãy tìm kiếm và liên hệ với thợ sửa điện chuyên nghiệp để giúp bạn xử lý.

an toàn khi sử dụng điện

-> Tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật đảm bảo an toàn

2.12 Bảo hành thiết bị điện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Nguyên lý hoạt động chung của những thiết bị đồ điện gia dụng trong nhà đều sử dụng dây đốt để có thể làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp cho đồ vật. Nếu sản phẩm không đúng với chất lượng hoặc được lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất dễ gây ra nguy hiểm mất an toàn khi sử dụng điện.

Vậy nên, bạn cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế ngay nếu thiết bị hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm hở điện gây điện giật chết người, cháy nổ,…

Nếu thường xuyên bảo trì hay sửa chữa các thiết bị điện trong gia đình mà bạn vẫn không chắc chắn về độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ về bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa, hãy liên hệ cho công ty dịch vụ sửa chữa điện tại nhà chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn.

an toàn khi sử dụng điện

2.13 Kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn điện

Doanh nghiệp, công ty cần tổ chức các buổi kiểm tra, kiểm soát vận hành theo đúng những quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Đối với các bộ phận và thiết bị của mạng lưới điện tại công ty, doanh nghiệp cần phải được che chắn cẩn thận để tránh xảy ra nguy hiểm khi tiếp xúc.

an toàn khi sử dụng điện

2.14 Ngắt nguồn điện tránh sự cố khi thời tiết xấu, ngập nước, mưa to, sấm sét

Trong những trường hợp này, để được an toàn khi sử dụng điện cần phải nhanh chóng tách cáp an-ten ra khỏi các sản phẩm như : tivi để tránh sét lan truyền, rút các phích cắm của những thiết bị như: tivi, máy tính,… ngắt điện. Nếu như chúng bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường,… bạn hãy nhanh chóng cắt cầu dao điện ngay để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình. 

Khi xảy ra sự việc này, bạn cần đi ủng cách điện trong quá trình đóng mở cầu dao của bảng phân phối điện để an toàn khi sử dụng diện. Nếu như tay bạn đang ướt hoặc ra nhiều mồ hôi thì tuyệt đối không được phép đóng hay mở cầu dao.

an toàn khi sử dụng điện

2.15 Không để thiết bị điện gần các vật dễ gây cháy nổ

Các thiết bị khi hoạt động với dòng điện sẽ sinh ra nhiệt, và một số trong số chúng có khả năng tỏa nhiệt lớn. Do đó, quan trọng là bạn cần đặc biệt chú ý và tránh đặt những thiết bị này gần những vật dễ cháy. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và bảo vệ an toàn cho môi trường xung quanh.

an toàn khi sử dụng điện

2.16 Sử dụng các thiết bị đóng ngắt điện đúng cách

Trong quá trình sử dụng để được an toàn khi sử dụng điện bạn cần phải thường xuyên kiểm tra các đường dây; các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ điện như:  ổ cắm, cầu dao, công tắc, cầu chì,…; các thiết bị đang được sử dụng điện trong căn nhà. Bên cạnh đó, tốt nhất để được an toàn khi sử dụng điện bạn hãy ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để đề những trường hợp xấu xảy ra như: phòng cháy nổ, chập điện.

an toàn khi sử dụng điện

2.17 Lựa chọn vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong các hộ gia đình, vị trí đặt cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện cần phải là nơi cao ráo và đảm bảo cho việc thuận tiện khi sử dụng. Đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong những vùng thường xuyên bị ngập nước cần được lưu ý về vị trí đặt cao hơn so với nền, sàn nhà ít nhất 1,4m.

an toàn khi sử dụng điện

Bảo Vệ Ngày Đêm Pro

Zalo 

Xem thêm: