Cách sơ cứu người bị điện giật đảm bảo an toàn nhất 2024

Cách sơ cứu người bị điện giật đảm bảo an toàn nhất 2024

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Cách sơ cứu người bị điện giật luôn đòi hỏi người thực hiện phải nhanh chóng, đúng cách và đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Nếu như quá trình sơ cứu người bị điện giật sai cách thì nạn nhân có thể không giữ được tính mạng của họ hoặc có thể họ sẽ phải đối mặt với những biến chứng về sau. Tỷ lệ thương tật do bị điện giật hầu như phụ thuộc vào dòng điện áp thấp hay áp cao và vị trí cơ thể tiếp xúc với dòng điện đi qua. 

cách sơ cứu người bị điện giật
Cách sơ cứu người bị điện giật đảm bảo an toàn nhất

1. Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi sơ cứu người bị điện giật

Khi thấy một người nào đó bị điện giật, chúng ta thường sẽ có những tâm lý hoang mang và lo sợ dẫn đến những sai sót ảnh hưởng đến quá trình sơ cứu người bị điện giật hay thậm chí khiến bản thân bị điện giật theo. Vậy trước khi tiến hành các cách sơ cứu người bị điện giật thì bạn cần lưu ý những điều sau:  

Việc đầu tiên trong quy trình sơ cứu người bị giật điện là bạn phải ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao,…Nếu như nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì bạn tuyệt đối không được lại gần, nên đứng cách xa nạn nhân ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt hẳn. Nếu bạn quá nóng vội mà lao vào cứu người thì bạn cũng có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể và trở thành nạn nhân. 

  • Cố gắng giữ bình tĩnh khi thấy ai đó bị điện giật, bất kỳ một hành động sai nào trong việc sơ cứu điện giật cũng có thể đe dọa đến tính mạng của nạn nhân và chính bạn. 
  • Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn tuyệt đối không được sử dụng những vật truyền dẫn điện như: dính nước, kim loại, ẩm ướt,…vì những vật này sẽ khiến bạn bị điện giật. 
  • Đối với trường hợp mà nạn nhân bị giật điện ở trên cao thì rất khó để xử lý và có nguy cơ chấn thương cao, cần phải có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống mặt đất và sơ cứu người bị điện giật. Việc gọi trợ giúp từ công ty điện lực là điều cần thiết đối với trường hợp này.  
  • Khi đã tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn nên đặt họ nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào các vật cứng xung quanh. Bởi khi bạn sơ cứu người bị điện giật mà vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn gấp gáp, có thể bạn sẽ lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống và gây ra các chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi di chuyển hoặc bế nạn nhân đến nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt họ xuống.
  • Cách sơ cứu người bị giật điện thì nên chú ý không tập trung đông người xung quanh nạn nhân, vì điều này sẽ khiến nạn nhân khó thở. 

Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật mà Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro muốn mang đến cho các bạn trong những trường hợp khẩn cấp và đúng cách trong thời gian chờ xe cứu thương tới.

cách sơ cứu người bị điện giật
Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi sơ cứu người bị điện giật

-> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: 17 biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý thực hiện

2. Cách sơ cứu người bị điện giật đúng chuẩn

2.1. Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật

Sơ cứu người bị điện giật là một trong những việc rất quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải làm nhanh và an toàn. nếu như bạn biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, nhanh chóng thì có thể giúp nạn nhân thoát khỏi nguy kịch trong gang tấc. Dưới đây là các cách sơ cứu người bị điện giật an toàn và đúng chuẩn để giảm thiểu tỷ lệ tử vong hoặc di chứng cho nạn nhân về sau này. 

cách sơ cứu người bị điện giật
Các bước sơ cứu nạn nhân bị điện giật

2.1.1. Ngắt nguồn điện khi phát hiện người bị điện giật

Sau khi thấy người bị điện giật, bạn cần sơ cứu người bị điện giật nhanh chóng xác định được nguồn điện ở vị trí nào và lập tức tắt nó. Khi nguồn điện được tắt càng sớm thì mức độ gây tổn thương cho nạn nhân càng thấp. Nhưng nếu trong trường hợp bạn không tìm được nguồn điện và tắt sớm, thì nạn nhân bị điện giật lâu và dễ dẫn đến mức độ tổn thương càng nặng, thậm chí có thể gây tử vong.

  • Khi nạn nhân gặp tai nạn điện giật từ ổ cắm, thiết bị điện rò rỉ, hoặc dây điện bị hở, cách nhanh nhất để giúp họ là tắt nguồn điện dẫn gần nhất bằng cách rút ổ cắm. Nếu có quá nhiều dây điện khó kiểm soát và không xác định được nguồn gốc, hãy nhanh chóng tắt cầu giao tổng.
  • Nếu trường hợp đó liên quan đến nguồn điện cao thế và bạn không thể tắt nguồn, hãy gọi ngay quản lý điện ở khu vực để họ thực hiện việc tắt nguồn. Trong khi chờ đợi, không nên cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu bạn cảm thấy tê ở phần thân dưới cơ thể, hãy sử dụng một chân để nhảy xa ra vị trí an toàn.
  • Nếu nạn nhân bị điện giật ở trong vũng nước, tuyệt đối không đến gần và hãy tập trung vào việc tìm và tắt nguồn điện trước. Trong quá trình này, để đảm bảo an toàn cho chính bạn, hãy mang giày hoặc dép, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
cách sơ cứu người bị điện giật
Ngắt nguồn điện khi phát hiện người bị điện giật

-> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: SOS là gì? Ứng dụng SOS trong một số lĩnh vực đời sống

2.1.2. Dùng vật cách điện tách nguồn điện khỏi người nạn nhân

Sau khi đã ngắt được nguồn điện, để sơ cứu người bị điện giật bạn có thể tách nạn nhân ra khỏi điện ngay bằng những đồ vật không truyền điện và đồng thời đẩy dây điện đi ra xa khỏi người nạn nhân.

Các vật dụng không dẫn điện bạn nên sử dụng như: chổi có cán bằng nhựa hoặc bằng gỗ, ghế nhựa, các vật làm bằng cao su, chai nhựa, thanh gỗ dài,… hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng tay không để tách nạn nhân ra, tuy nhiên để đảm bảo được an toàn hơn bạn vẫn nên sử dụng vật cách điện khi thực hiện bước đầu tiên trước khi sơ cứu người bị điện giật.

Nếu như bạn không tắt được nguồn điện, để sơ cứu người bị điện giật thì cần mang dép hoặc giày và sử dụng một vật nào đó không truyền điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn tuyệt đối không được dùng trực tiếp bằng tay không để tách nạn nhân.

Nên sử dụng các thanh dài được làm bằng gỗ hoặc bằng cao su, đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Đặc biệt, không nên tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách kéo lê hay đẩy ra, việc này vô cùng nguy hiểm đối với nạn nhân có thể khiến họ bị chấn thương.  

cách sơ cứu người bị điện giật
Dùng vật cách điện tách nguồn điện khỏi người nạn nhân

2.1.3. Tiến hành sơ cứu ban đầu người bị điện giật

Ngay sau khi đưa nạn nhân tới khu vực an toàn, bạn hãy tiến hành sơ cứu người bị điện giật qua các bước sau: 

  • Đặt nạn nhân bị điện giật ở tư thế nằm thoải mái, thoáng khí và đầu thấp. 
cách sơ cứu người bị điện giật
Tiến hành sơ cứu ban đầu người bị điện giật
  • Không được để nạn nhân bị lạnh, hãy lấy một miếng vải sạch phủ lên người họ.
cách sơ cứu người bị điện giật
Lấy một miếng vải sạch phủ lên người họ
  • Tiếp đến bạn kiểm tra xem mức độ chấn thương và nạn nhân còn tỉnh táo hay không. Hãy gọi tên họ và chờ xem nạn nhân có trả lời lại hay không. 
  • Nếu nạn nhân đang trong tình trạng hôn mê hãy tiến hành mở đường thở của hộ bằng cách nâng cằm và ngửa đầu của họ ra sau. Nếu bạn không thể mở đường thở hãy cho nạn nhân nằm ngửa ra và kiểm tra xem miệng của họ có điều gì bất thường không.
cách sơ cứu người bị điện giật
Cho nạn nhân nằm ngửa ra và kiểm tra xem miệng của họ có điều gì bất thường không
  • Nếu như nạn nhân không thở và sờ vào họ không có mạch hãy thực hiện quá trình hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực, tuy nhiên chỉ thực hiện khi bạn có thể an toàn chạm vào người nạn nhân thì mới tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo.

cách sơ cứu người bị điện giật

  • Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và chỉ bỏng nhẹ, hãy hỗ trợ họ rửa vết bỏng dưới vòi nước mát.

cách sơ cứu người bị điện giật

  • Nếu như vết thương trên người nạn nhân bị chảy máu, hãy sử dụng băng gạc đắp lên vết thương để cầm máu. 

cách sơ cứu người bị điện giật

  • Nếu nạn nhân bị điện giật bị tổn thương nặng thì cần gọi ngay cấp cứu và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu người bị điện giật kịp thời và tránh di chứng nặng về sau.

cách sơ cứu người bị điện giật

-> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Tổng hợp 10 Kỹ năng sinh tồn trong rừng khi bị lạc

2.2. Các trường hợp sơ cấp cứu theo tình trạng của nạn nhân

2.2.1. Nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở

Trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở, cách sơ cứu người bị điện giật là đặt họ nằm ngửa tại vị trí khô ráo và thoáng khí, sau đó nới rộng quần áo của nạn nhân ra, rồi tiến hành lấy đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra và hồi sức tim phổi cho nạn nhân bị điện giật như sau: 

  • Đặt lòng bàn tay của bạn vào 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, tay thẳng góc với xương ức, sau đó thực hiện nhồi tim tần số 60 đến 100 lần/phút, không được ngừng ép tim quá 10 giây.
  • Nhấn độ sâu xuống người nạn nhân khoảng 4 đến 6 cm.
  • Cứ sau 10 lần ép tim thì bạn hãy thổi sâu mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần.
  • Và thực hiện sơ cứu người bị điện giật như thế liên tục và nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu chuyên sâu như sốc điện, máy kích tạo nhịp tim, thuốc,…

2.2.2. Nạn nhân bất tỉnh, niêm mạc da hồng, còn mạch rõ

  • Chuyển nạn nhân đến vị trí khô ráo, thoáng khí, và để cho nạn nhân tự hồi tỉnh và nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc kỹ hơn.
  • Giữ ấm cho cơ thể nạn nhân.
cách sơ cứu người bị điện giật
Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân tắc thở

2.2.3. Nạn nhân mất tri giác tạm thời

Da niêm hồng, tự thở tốt và mạch rõ

  • Chuyển nạn nhân đến khu vực thoáng khí, khô ráo để nạn nhân tự hồi phục và đưa đến bệnh viện gần đó để theo dõi. Giữ ấm cơ thể nạn nhân. 

Nạn nhân có hơi thở yếu, da niêm nhợt, mạch không bắt ra.

  • Chuyển nạn nhân đến khu vực thoáng khí, khô ráo để nạn nhân tự hồi phục và đưa đến bệnh viện gần đó để theo dõi. Giữ ấm cơ thể nạn nhân.

Trong quá trình sơ cứu người bị điện giật, không nên: 

  • Hốt hoảng, bấn loạn, mất bình tĩnh
  • Không nên lấy tay tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân nếu như chưa đảm bảo là nguồn điện đã được cách điện an toàn
  • Không nên cạo gió cho nạn nhân và thoa dầu mỡ lên họ
  • Không được đổ nước trực tiếp hay đắp bùn vào người nạn nhân
cách sơ cứu người bị điện giật
Nạn nhân mất tri giác tạm thời

-> Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Dịch vụ bảo vệ mục tiêu cố định chuyên nghiệp

3. Một số điều cần chú ý trong quá trình sơ cứu điện giật

  • Trong quá trình thực hiện cách sơ cứu người bị điện giật cần quan sát và ghé vào tại, gần miệng và mũi của nạn nhân xem hơi thở của họ như thế nào? xem cử động của lồng ngực yếu hay mạnh. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì bạn hãy tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt). Còn nếu nạn nhân đã ngừng tim và ngưng thở thì kết hợp xen kẽ hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực nạn nhân, còn gọi là hồi sức tim phổi (CPR).  
  • Cách hô hấp nhân tạo: Thổi hơi vào miệng hoặc mũi, tần suất 10-12 lần/phút. Trẻ nhỏ: Áp miệng trên miệng và mũi, hoặc trùm miệng trên phần mũi, giữ miệng bé đóng chặt lại. Nâng cằm lên, đầu hơi ngả về sau. Thổi 2 hơi, kéo dài mỗi hơi trong 1 giây và đảm bảo lồng ngực bé phồng lên.
  • Cách thực hiện quá trình hồi sức tim phổi (CPR) cơ bản.
  • Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực nạn nhân từ 100 – 120 lần/phút, với người lớn và trẻ em, riêng người trẻ thì có thể làm nhanh và thực hiện nhiều lần hơn. 
cách sơ cứu người bị điện giật
Một số điều cần chú ý trong quá trình sơ cứu điện giật
  • Thực hiện CPR cho bé như sau: Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần, đảm bảo lồng ngực bé phồng lên. Tiếp tục thực hiện CPR: Ép tim 30 lần và hà hơi thổi ngạt 2 lần, sau đó lặp lại trong 2 phút.
  • Không cạo gió, thoa dầu hay đổ nước vào người nạn nhân. 
  • Giữ ấm bằng vải sạch hoặc băng gạc phủ lên vết thương bị bỏng.
  • Gọi cấp cứu ngay khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hoặc khi thấy nạn nhân bị giật điện. Việc gọi cấp cứu sớm tăng cơ hội cứu sống. Chúng ta không đủ chuyên môn để sơ cứu tốt, do đó, nhờ người xung quanh gọi cấp cứu là cách tốt nhất.

4. Cách phòng ngừa tai nạn điện giật

cách sơ cứu người bị điện giật
Cách phòng ngừa tai nạn điện giật
  • Không dùng các loại dây nối điện bị hư hỏng. 
  • Không dùng những thiết bị về điện bị lỗi.
  • Rút phích cắm khi không sử dụng và đúng cách theo hướng dẫn an toàn của hãng. 
  • Không dùng quá nhiều thiết bị điện trên một ổ cắm.
  • Không dùng các thiết bị điện ở những nơi ẩm ướt, dễ ngập nước. 
  • Không để tay đang ướt chạm vào các thiết bị điện. 
  • Ngắt cầu dao, nguồn điện tổng trước khi thay đèn hoặc các thiết bị về điện khác. 
  • Trong trường hợp thiết bị điện bị cháy nổ tuyệt đối không được dùng nước để dập tắt. 
  • Không sử dụng thiết bị điện kém chất lượng không rõ nguồn gốc.

Bảo Vệ Ngày Đêm Pro  .