Hằng năm nước ta có khoảng hơn 250 người chết do các tai nạn liên quan đến điện. Con số này hiện ngày một gia tăng vì sự bất cẩn của con người gây ra khi sử dụng điện. Vậy các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là gì? Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp phòng tránh các nguyên nhân gây ra tai nạn điện đó như thế nào? Cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ra tai nạn điện qua bài viết này nhé!
1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện hiện nay
Hiện nay, trong nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp điện đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, con người, xã hội. Trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta thì điện là thành phần không thể thiếu.
Các nguyên nhân gây tai nạn điện thường chủ yếu có 3 nguyên nhân gây ra tai nạn điện, đó là:
- Do chạm trực tiếp với vật dụng mang điện và đây được cho là một trong các nguyên nhân gây tai nạn điện hàng đầu.
- Nguyên nhân gây tai nạn điện khác là do vi phạm khoảng cách an toàn so với điện cao áp và trạm biến áp.
- Do lại gần khu vực có điện bị đứt rơi xuống đất.
2. Biện pháp phòng tránh để hạn chế các nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Để hạn chế những nguyên nhân gây ra tai nạn điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn điện như:
Các biện pháp phòng tránh các trường hợp tai nạn điện:
- Lựa chọn và sử dụng các thiết bị, vật dụng điện an toàn. Như các loại ổ cắm, thiết bị điện gia dụng,…vậy nên cần lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt. Phù hợp với dòng điện có sẵn của mỗi gia đình và nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện có trong nhà và không sử dụng các dây điện trần để làm đường dây dẫn điện.
- Trước khi lắp đặt hoặc sửa chữa điện dân dụng cần phải chắc chắn là nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn.
- Tuân thủ tuyệt đối về đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Luôn giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và tránh các trạm biến thế.
- Tìm hiểu những kiến thức về an toàn điện (tránh những nguyên nhân gây ra tai nạn điện) và cách xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn điện giật.
Khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, tốt nhất bạn nên trang bị cho mình một số thiết bị bảo hộ điện an toàn như: găng tay cách điện, giày và ủng cách điện, tay áo cách điện chuyên dụng, thảm cách điện, quần áo chống hồ quang điện, các thiết bị thử điện.
-> Xem thêm: Tổng hợp bộ nội quy bảo vệ công ty chi tiết
3. Những triệu chứng thường thấy khi bị điện giật
Điện giật là một tai nạn vô cùng nguy hiểm, không những gây bỏng, ngừng thở, ngừng tim, tổn thương các cơ quan có trong cơ thể con người mà còn đem lại nhiều biến chứng khó lường do điện giật gây ra.
Các triệu chứng do bị điện giật gây ra điển hình bao gồm:
- Do một nguyên nhân gây ra tai nạn điện, bệnh nhân sẽ nằm im bất tỉnh.
- Bệnh nhân bị điện giật sẽ cảm thấy khó thở, trường hợp nặng có thể tim ngừng đập và ngừng thở đột ngột.
- Mạch đập yếu, không đều, đôi khi có những trường hợp không có mạch.
- Khi bị điện giật thì dấu hiệu thường thấy là bị bỏng và đặc biệt là tại vị trí tiếp xúc với điện, truyền điện.
- Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật do một vài nguyên nhân gây ra tai nạn điện sẽ không có biểu hiện bị thương tổn nhưng vấn cần được điều trị như các nạn nhân bị điện giật khác. Một số tổn thương, những biến chứng có thể chưa được phát hiện rõ.
-> Xem thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật đảm bảo an toàn nhất hiện nay
4. Các biện pháp sơ cứu người bị điện giật
4.1. Cách cứu người khi gặp tai nạn điện
Ngay khi bạn phát hiện có người bị điện giật, bạn cần tìm ngay nguồn điện và ngắt nó, chú ý bạn cần sử dụng găng tay cao su, đi dép hoặc giày khô ráo (hoặc tim fmootj tấm ván gỗ khô và đứng lên trên đó) có khả năng cách điện.
Cách cứu người bị tai nạn bởi nguyên nhân gây ra tai nạn điện
Tiếp sau đó, bạn có thể sử dụng cây gậy khô xung quanh để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân. Đặc biệt cần lưu ý, bạn tuyệt đối không được dùng tay không hoặc que, gậy bị ướt, que bằng kim loại để tiếp xúc với nạn nhân hay nguồn điện.
4.2. Các sơ cứu ban đầu người bị điện giật
Sau khi đã tách hoàn toàn nạn nhân với nguồn điện, bạn sẽ cần tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị giật điện. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sơ cứu nạn nhân bị điện giật dưới đây:
Bước 1: Bạn cần đặt nạn nhân tại nơi thoáng mát, không có quá nhiều khói bụi, sạch sẽ và không có nhiệt độ cao.
Bước 2: Tiếp theo, bạn thực hiện quá trình hô hấp nhân tạo cho nạn nhân khi họ không còn thở.
Bạn sẽ cần tiến hành các bước sau: kiểm tra nạn nhân có còn thở hay không? Nếu nạn nhân đang thở rất yếu hoặc không thể tự thở được, thì bạn cần tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay cho đến khi nạn nhân bị giật điện có thể thở được.
Bước 3: Kiểm tra và sơ cứu cho người bị tai nạn điện
Các phương pháp sơ cứu tại chỗ cho người bị điện giật
Sau khi nạn nhân đã có thể tự thở được, bận nên kiểm tra trên cơ thể của họ xem có bị thương ở đâu không. Những vị trí trên người của nạn nhân bị thương cần được giữ cố ddingj và không được tự ý di chuyển các vị trí như: đốt sống cổ. Sau đó, bạn nhanh chóng liên hệ tới sở y tế và hỗ trợ đưa họ đến sở y tế gần nhất.
Bất kể nguyên nhân gây ra tai nạn điện mà nạn nhân bị phỏng thì cách sơ cứu tại chỗ cho người bị nạn như sau: Khi đó, bạn cần sử dụng các băng sạch hoặc khăn sạch che lại các vùng bị phỏng tránh nó bị nhiễm trùng. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng chăn mềm hoặc vải bông điều này có thể sẽ khiến các sợi bông dính vào vết bỏng. Sau đó, bạn cần liên hệ và hỗ trợ nạn nhân đến các sở y tế gần nhất để được điều trị.
5. Một số câu hỏi thường gặp về an toàn điện và nguyên nhân gây ra tai nạn điện
5.1. Bảo đảm an toàn điện là gì?
An toàn điện là một chuỗi các biện pháp, phương án hoặc cách xử lý ứng phó với những tình huống để hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Nó giúp cho chúng ta tránh khỏi những tổn thương như: tổn thương nội tạng, điện giật, bỏng,…
5.2. Cho biết tai nạn điện gây ảnh hưởng như thế nào đến con người?
Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người là gì? Dòng điện khi di chuyển vào cơ thể con người có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiệm trọng về cơ thể, sức khỏe, sinh lý, co giật, hủy hoại tế bào hay có thể tạo ra hiện tượng kích thích tế bào.
- Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể của người bị giật điện như: phổi, tim, máu ngừng tuần hoàn,…Hơn nữa là dòng điện còn gây ra việc bỏng da, hoại tử một số bộ phận trên cơ thể con người.
- Dòng điện tác động trực tiếp lên cơ thể người bị nạn sẽ chia làm 3 loại chính là dòng điện co giật, dòng điện cảm giác và điện rung tim.
- Dòng điện co giật là loại dòng điện có mức cường độ tác động cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất tới sức khỏe người bị nạn.
- Dòng điện cảm giác là dòng điện làm người bị giật sẽ có sự kích thích nhẹ như: cảm giác tê nhẹ, giật nhẹ và không gây nguy hiểm gì đến nạn nhân. Các dầu hiệu của dòng điện này có thể là cho nạn nhân bỏng nhẹ hoặc rát nhẹ trên phần bề mặt da.
- Dòng điện rung tim là dòng điện này được biết là dòng điện nguy hiểm nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến tim, tổn thương đến quá trình vận hành của tim và máu có trong cơ thể người. Trong trường hợp nghiêm trọng thì người bị dòng điện rung tim tác động có thể dẫn đến chết tại chỗ.
5.3. Có bao nhiêu loại tai nạn điện hiện nay?
Hiện nay, có hai loại tai nạn điện do các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là:
- Chấn thương điện: loại này là sự phá hủy cục bộ mô cơ thể thông qua dòng điện hoặc hồ quang điện.
- Bỏng điện: nguyên nhân gây ra tai nạn điện dẫn đến bị bỏng là do dòng điện đi qua cơ thể hoặc tác động bởi hồ quang điện, một phần có thể do bột kim loại nóng bán vào và gây ra bỏng.
- Co cơ: khi có một dòng điện chạy qua cơ thể con người, các cơ sẽ bị co giật.
- Điện giật: Chiếm tỷ lệ cao, khoảng 80% các vụ tai nạn liên quan đến điện và số vụ tai nạn chết người liên quan đến điện giật chiếm 85%. Dòng điện khi chạy qua cơ thể sẽ gây kích ứng mô và dẫn đến co cơ ở các mức độ khác nhau:
- Khi bị điện giật nạn nhân có thể bị cơ thắt cơ bắp nhưng không bị ngạt thở.
- Cơ bắp bị co giật, dẫn đến người ngất đi nhưng nạn nhân vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
- Người bị ngất xỉu, tim và tình trạng hô hấp bị rối loạn.
- Người bị giật điện chết lâm sàng (ngưng thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Trên đây là các nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp hạn chế các rủi ro liên quan đến điện mà Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro muốn truyền tải đến bạn. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nắm bắt được các kiến thức về phòng chống, sơ cứu và xử lý khi bị tai nạn điện.
Xem thêm:
- 17 biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần lưu ý: https://baovengaydempro.com/bien-phap-an-toan-khi-su-dung-dien-can-luu-y/
- Dịch vụ bảo vệ cửa hàng uy tín nhất hiện nay: https://baovengaydempro.com/dich-vu-bao-ve-cua-hang/
Vị trí trong công ty: Giám đốc Marketing Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày và Đêm
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Các mục tiêu cần đạt được là:
- Tăng doanh số và khách hàng cho doanh nghiệp
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ mới.Chi tiết tại đây