giáo trình nghiệp vụ bảo vệ
Giáo Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Cho Cơ Quan Và Doanh Nghiệp

Giáo Trình Nghiệp Vụ Bảo Vệ Cho Cơ Quan Và Doanh Nghiệp

Mục lục

Rate this post

Nội dung giáo trình nghiệp vụ bảo vệ bao gồm 5 nội dung chính như sau: 

  • Tác phong, điều lệnh trong làm việc theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ
  • Ngôn phong, giao tiếp ứng xử với khách hàng.
  • Sơ cấp cứu nạn nhân bị nạn trong tình huống khẩn cấp
  • Phòng cháy và chữa cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ
  • Quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Chuyên đề 1: Điều lệnh, tác phong trong làm việc

Chuyên mục đầu tiên trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ tập trung vào điều lệnh. Chất lượng dịch vụ bảo vệ đồng nghĩa với việc đảm bảo đồng phục chất lượng, tác phong làm việc chuyên nghiệp của nhân viên bảo vệ, cách giao tiếp và ứng xử tốt với khách hàng, cũng như tránh mắc các lỗi trong việc đạt được mục tiêu công việc. Dịch vụ chất lượng mang lại sự tự tin cho khách hàng và xác định niềm tin của họ vào khả năng làm việc chuyên nghiệp của chúng ta.

Bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ và bảo vệ tài sản, là mặt tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, đại diện cho hình ảnh của công ty. Vì vậy, chất lượng dịch vụ bảo vệ tại mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, bảo vệ cần tuân thủ các yếu tố bao gồm đồng phục, tác phong làm việc, giao tiếp hiệu quả với khách hàng và tránh mắc phải các lỗi khi hoàn thành nhiệm vụ tại mục tiêu làm việc theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.

1. Điều lệnh bảo vệ Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Tóc: giáo trình nghiệp vụ bảo vệ thì nhân viên bảo vệ phải hớt tóc gọn gàng, không nhuộm màu tóc, tóc không được dài quá tai.
  • Đồng phục: theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ thì đồng phục nhân viên bảo vệ phải đúng theo quy định của công ty về: bảng tên, giày, cavat, thắt lưng, mũ, quần áo).
  • Giày: nhân viên bảo vệ phải mang giày tây có màu đen và phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.
  • Thắt lưng: thắt lưng có màu tối và không lòe loẹt theo đúng giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.
  • Bảng tên: bảng tên của bảo vệ cần đúng với tên của mình và phải được đóng con dấu của công ty bảo vệ.

2. Tác phong nhân viên bảo vệ trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ

  • Khi đứng: trong giá trình nghiệp vụ bảo vệ thì nhân viên bảo vệ khi đứng phải đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai, không được bỏ tay vào túi quần hoặc chống nạnh mà hai tay pahir buông tự nhiên khi nói chuyện với khách hàng. Không được tụ tập một nơi nói chuyện riêng hoặc sử dụng điện thoại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
  • Khi ngồi: khi ngồi nhân viên bảo vệ phải ngồi ngay ngắn, không được ngồi lên xe của khách hàng và giữ cho lưng thẳng, hai chân mở rộng, mắt nhìn thẳng, không được tháo giày ra khỏi chân, tuyệt đối không được ngồi rung đùi, không ngửa cổ ra sau hoặc cúi đầu xuống phía dưới, không chống tay lên cằm nhìn nghiêng ngã theo đúng giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.

Chuyên đề 2: Ngôn phong, giao tiếp của nhân viên bảo vệ với khách hàng

Trong chuyên đề thứ 2 ở giáo trình nghiệp vụ bảo vệ sẽ nói về ngôn phòng và giao tiếp của nhân viên bảo vệ đối với khách hàng.

1. Yêu cầu nhân viên bảo vệ giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Tươi cười và gật đầu khi chào hỏi khách hàng với thái độ tôn trọng. 
  • Chào hỏi khách hàng và gọi (xưng hô) tên khách hàng nếu biết.
  • Đưa thẻ xe cho khách khi họ tới mục tiêu bằng 02 tay.
  • Dẫn xe, hướng dẫn khách hàng nơi để xe và giúp đỡ tận tình.
  • Sắp xếp xe một cách ngay ngắn và gọn gàng.
  • Mở cửa xe cho khách nếu khách đi xe ô tô theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ
  • Che dù cho khách khi họ tới mục tiêu mà trời mưa và úp mũ bảo hiểm cho khách xuống tránh bị ướt theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, nhân viên bảo vệ cần hỗ trợ lấy xe cho khách khi họ ra về. 

2. Lưu ý những lỗi bảo vệ thường gặp cần có trong giáo trình nghiệp vụ đào tạo bảo vệ

  • Nhân viên bảo vệ sử dụng điện thoại di động trong quá trình làm việc tại mục tiêu. 
  • Không hoặc quên phát thẻ xe cho khách khi vào mục tiêu.
  • Tác phong nhân viên bảo vệ không nghiêm túc theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ. 
  • Hỗ trợ khách trong quá trình khách cần không nhiệt tình.

Chuyên đề 3: Sơ cấp cứu người bị nạn trong tình huống khẩn cấp

Ở chuyên đề 3 Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ sẽ được đào tạo, huấn luyện  kỹ năng sơ cấp cứu người bị nạn trong các tình huống khẩn cấp. 

1. Khi phát hiện một nạn nhân bị ngất xỉu tại mục tiêu

  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Nhiên viên bảo vệ sẽ tiến hành di chuyển nhanh tới vị trí nạn nhân và bước lên vị trí ở cạnh đầu của nạn nhân. Sau đó, hai chân đứng song song với 2 vai của nạn nhân cách mũi chân khoảng 20cm thì tiến hành dùng 2 tay nắm lấy 2 cổ tay của nạn nhân. Tiếp đến, dùng cơ lưng và vai để từ ừ nhấc đầu nạn nhân rời khỏi mặt đất và đồng thời từ từ kéo nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

2. Thực hiện động tác sơ cấp cứu nạn nhân theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Sau khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, từ từ đặt hai tay của nạn nhân xuống phía hai bên, tạo dạng rộng.
  • Tiến hành kiểm tra động mạch của nạn nhân. Chọn tư thế ngồi phía bên phải của nạn nhân và sử dụng hai ngón tay để khép lại và ấn vào vị trí lõm dưới cổ của nạn nhân.
  • Nếu phát hiện nạn nhân không còn mạch, tiến hành đỡ cổ nạn nhân để nâng đầu lên, mở thông đường thở.
  • Tiếp theo, tiến hành ép tim lồng ngực 30 lần. Quỳ thẳng người, sử dụng hai tay nắm chặt và ấn mạnh ở vị trí từ ức lên 5cm, hướng về phía trái.
  • Sau đó, thực hiện thổi phổi. Tay phải đặt lên trán nạn nhân, tay trái đưa ra sau gáy để nâng cổ nạn nhân, đảm bảo cuống họng thẳng. Dùng tay để mở miệng nạn nhân và thổi phổi 15 lần. Tiếp tục thực hiện ấn tim lồng ngực và thổi phổi liên tục cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu thở trở lại.
  • Tiếp tục tiến hành kiểm tra động mạch của nạn nhân. Đây là quy trình được thực hiện hai lần theo hướng dẫn trong chuyên đề 3 của khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Đặt sao cho nạn nhân về tư thế nằm nghiêng. Tay phải nâng đầu gối của nạn nhân lên, tay trái nắm chặt tay trái của nạn nhân, đặt vòng qua và áp sát vào tai phải của nạn nhân. Tay phải đỡ lấy bụng của nạn nhân để lật nạn nhân về tư thế nằm nghiêng một cách quyết đoán. Đặt đầu nạn nhân lên và rút tay ra.
  • Chỉnh lại cổ nạn nhân để thẳng, sau đó kê đầu nạn nhân để nước bọt trong miệng chảy ra ngoài.
  • Liên hệ với lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp thông qua số 114.

giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Xem thêm: Dịch Vụ Vệ Sĩ Cao Cấp 2023

Chuyên đề 4: Công tác phòng cháy, chữa cháy tại mục tiêu bảo vệ

Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ ở chuyên đề 4 sẽ nói về vấn đề phòng cháy chữa cháy tại mục tiêu bảo vệ. 

A. Lý thuyết: Giới thiệu một số loại bình chữa cháy Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.

I. Bình chữa cháy CO2

1. Cấu tạo của bình CO2

  • Bình CO2 có thân bình được làm bằng thép đúc, có hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ.
  • Cụm van của bình CO2 được làm bằng hợp kim đồng và có cấu tạo là kiểu van vặn 1 chiều hoặc có thể là kiểu van lò xo nén 1 chiều đóng, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. 
  • Trong bình CO2 và dưới phần van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng bên trong ra ngoài. 
  • Phần loa phun của bình được làm bằng kim loại hoặc bằng cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van bình qua một ống thép cứng. 
  • Thường các loại bình cứu hỏa đều được son màu đỏ trừ loại bình của Ba Lan là được sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc là được sơn màu đen).
  • Trên thân bình CO2 đều có dán nhãn ghi đặc điểm của loại bình, cách thức sử dụng, ….

Bình chữa cháy CO2 MT2: bình này chứa 2kg khí CO2 (trọng lượng tổng của cả bình là 8kg) 

Bình chữa cháy CO2 MT3: bình này chứa 3kg khí CO2 (trọng lượng tổng của cả bình là 10kg) 

Bình chữa cháy CO2 MT5: bình này chứa 5kg khí CO2 (trọng lượng tổng của cả bình là 16kg) 

Bình chữa cháy CO2 MT24: bình này chứa 24kg khí CO2 (trọng lượng tổng của cả bình là 90kg) 

2. Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy CO2 

  • Cơ chế hoạt động của bình CO2 là làm lạnh do khí CO2 ở dạng lỏng, khi chúng bay hơi sẽ thu nhiệt xung quanh và nhiệt độ lạnh tới -79 độ C chuyển từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí. 
  • Bình CO2 là một loại bình chữa cháy dạng khí, do đó, phạm vi chữa cháy của nó rất rộng và có khả năng lan tỏa nhanh chóng. Nó hiệu quả trong việc khống chế đám cháy loại A (cháy gỗ, giấy) và đám cháy loại E (cháy điện). Đây là lựa chọn lý tưởng cho các nhà máy với nhiều thiết bị điện tử.
  • Lượng khí CO2 được nén chặt trong bình dưới áp suất cao chuyển thành dạng lỏng. Khi sử dụng bình chữa cháy CO2, việc bóp cò tay để xách bình sẽ giải phóng khí CO2, giúp dập tắt đám cháy nhanh chóng chỉ trong vòng 10 giây.

3. Phạm vi sử dụng bình CO2 trong chữa cháy

  • Bình chữa cháy CO2 (Dioxit cacbon) thường được ứng dụng để dập tắt đám cháy liên quan đến thiết bị điện tử, các vật phẩm quý, hoặc thực phẩm. Điều này là do khi khí CO2 phun ra, nó không để lại bất kỳ chất chữa cháy nào trên vật cháy, do đó không gây hư hại cho các thiết bị cháy.
  • Loại bình này thích hợp cho việc dập tắt đám cháy trong các buồng, phòng, hay hầm, nơi có không khí kín, và không có gió lồng. Tuy nhiên, nó không hiệu quả khi áp dụng vào đám cháy ngoài trời hoặc ở nơi có gió mạnh, vì khí CO2 sẽ lan tỏa nhanh chóng trong không khí.
  • Quan trọng nhấn mạnh rằng không nên sử dụng Bình CO2 để dập tắt đám cháy từ than hoặc kim loại nóng đỏ. Điều này là do khi khí CO2 phối hợp với các chất khí phát ra từ than, nó tạo thành khí độc và rất dễ gây nổ.

4. Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng bình CO2

  • Khi xảy ra đám cháy, di chuyển bình chữa cháy đến gần tận điểm cháy và kích hoạt chốt hãm.
  • Chọn hướng mục tiêu lửa và điều chỉnh loa phun sao cho hướng vào gốc lửa càng gần càng tốt.
  • Bóp hoặc vặn van để khí CO2 tự phun ra và dập tắt lửa.
  • Học kỹ hướng dẫn và nắm vững tính năng hoạt động của từng loại bình chữa cháy để áp dụng một cách thích hợp khi dập tắt các đám cháy.
  • Khi phun, tiến hành phun đều và chắc chắn cho đến khi lửa được dập tắt hoàn toàn.
  • Khi dập tắt các đám cháy chất lỏng, hãy đảm bảo phun phủ lên bề mặt cháy để tránh phun xịt chất lỏng.
  • Tùy thuộc vào loại đám cháy, chọn vị trí và khoảng cách phù hợp để tiến hành phun chữa cháy.
  • Không sử dụng bình chữa cháy ngoài trời, nhưng nếu phải sử dụng, hãy chọn đúng hướng gió khi phun.
  • Cần cẩn trọng để tránh bị bỏng lạnh, chỉ cầm vào phần nhựa hoặc cao su trên vòi và loa phun.
  • Trước khi phun chữa cháy trong phòng kín, báo cho mọi người ra khỏi phòng và cần xác định lối thoát sau khi phun.
  • Hãy bố trí bình chữa cháy một cách phù hợp với diện tích sử dụng:
  • Mức độ nguy hiểm thấp cần 01 bình/150 m2
  • Mức độ nguy hiểm trung bình cần 01 bình/75 m2
  • Mức độ nguy hiểm cao cần 01 bình/50 m2

Cần lưu ý về tính chất làm lạnh, khí CO2 loãng không khí nhanh chóng và có thể gây nguy hiểm nếu phun trực tiếp vào người. Người dùng cần thực sự chú ý đến vấn đề này khi sử dụng bình chữa cháy CO2 có Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ.

II. Bình chữa cháy dạng bột

1. Cấu tạo của bình chữa cháy bột

Bình bột chữa cháy có cấu tạo hình trụ, vỏ được sơn màu đỏ và đức bằng thép. Thành phần trong bình bột là bột khô, cụm van bình bột được làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn lò xo nén một chiều hoặc kiểu vặn một chiều. Bình chữa cháy dạng bột được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào nhiều tiêu chí.

Ký hiệu được viết trên bình A, B, C, D, E có tác dụng là:

  • A: sử dụng chữa cháy cho chất rắn như: sợi, bông, giấy, nhựa, gỗ, vải,…
  • B: sử dụng chữa cháy chất lỏng như: dầu, xăng, mỡ.
  • C: sử dụng chữa cháy cho chất khí như: Ga, Hydro, Metal, Butan, Axetylen, Propan)
  • D, E: sử dụng chữa cháy cho kim loại hay điện

Các số 2, 4, 8 là thể hiện trọng lượng của bột được nạp đầy trong bình chữa cháy và đơn vị tính là kilogam. 

2. Nguyên lý hoạt động bình bột trong chữa cháy

  • Bình chữa cháy bột chứa khí N2 bên trong để tạo lực đẩy phun bột và dập tắt đám cháy. Tùy thuộc vào loại bình chữa cháy, nó có khả năng dập tắt các loại đám cháy gồm chất rắn, lỏng, khí, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột trong bình chữa cháy không độc, không dẫn điện và hiệu quả cao; việc sử dụng bình rất đơn giản và dễ kiểm tra, phù hợp để chữa cháy các đám cháy nhỏ và mới phát sinh.

3. Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với bình chữa cháy xách tay: Khi xảy ra đám cháy, di chuyển bình gần điểm cháy. Lắc bình khoảng 3 – 4 lần để bột được tơi, sau đó giật chốt hãm để kẹp chì. Chọn hướng gió và điều chỉnh loa phun của bình vào ngọn lửa. Giữ khoảng cách khoảng 1,5m với đám cháy (tuỳ loại bình), bóp van để bột chữa cháy phun ra. Khi lượng khí yếu, tiến lại gần và di chuyển loa phun để dập tắt đám cháy hoàn toàn.
  • Đối với bình chữa cháy xe đẩy: Đẩy xe đến vị trí có đám cháy, kéo vòi rulo để dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa. Sau đó, giật chốt an toàn (kẹp chì) và kéo van chính ở miệng bình vuông góc với mặt đất. Cầm chặt lăng phun và thực hiện việc lựa chọn hướng gió, bóp cò. Bột sẽ được phun ra ngoài nhờ lực đẩy từ khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) thông qua hệ thống ống dẫn. Khi phun bột vào đám cháy, nó sẽ kìm hãm phản ứng cháy, cách ly chất cháy với oxi không khí. Đồng thời, ngăn chặn hơi khí cháy lan vào vùng cháy, dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

III. Dây (vòi) chữa cháy

Dây chữa cháy còn được biết là vòi chữa cháy là loại dây cứu hỏa thực chất nó là một loại ống, vòi có khả năng chịu đựng được áp suất cực cao trong việc dẫn chất chữa cháy như bọt chữa cháy, nước, bột chữa cháy để có thể dập tắt đám cháy. Các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp lớn đều cần trang bị cho đơn vị mình thiết bị chữa cháy này, đây là một phần của hệ thống phòng cháy chữa cháy. 

1. Tính năng của dây (vòi) chữa cháy

  • Dây chữa cháy thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và được liên kết với lăng chữa cháy và hệ thống cung cấp nước. Dây này nhỏ gọn hơn so với bình chữa cháy chuyên dụng hoặc bình bọt chữa cháy, nhưng vẫn đủ khả năng dập tắt các đám cháy. Sử dụng dây chữa cháy giúp đội cứu hỏa hoặc người dân tiếp cận đám cháy ở khoảng cách an toàn và xa hơn với đám cháy.

2. Thiết kế của dây chữa cháy (vòi cứu hỏa)

  • Dây cứu hỏa thường được làm từ nhiều loại chất liệu như vải dệt, nhựa, cao su, sợi tổng hợp. Độ dài của vòi cứu hỏa thường khoảng 20 – 30m và có 02 đầu nối. Các loại dây chữa cháy đều có thiết kế nhiều lớp vững chắc, chống ăn mòn và độ bền cao.
  • Lớp bảo vệ bên ngoài giúp bảo vệ khỏi ăn mòn và tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Lớp định hình làm từ sợi lanh, sợi bông, nylon hoặc polyester quyết định khả năng chịu áp lực của dây chữa cháy.
  • Bộ phận kết nối, còn được gọi là khớp nối, giữ vòi chữa cháy kết nối với lăng chữa cháy thường được làm từ gang hoặc nhôm và cố định ở hai đầu của cuộn vòi chữa cháy.

3. Hướng dẫn sử dụng dây chữa cháy

  • Để sử dụng dây chữa cháy, đầu tiên cần rút dây chữa cháy ra khỏi hộp cứu hỏa. Sau đó, lăn và kéo dây để nó chạy theo hướng cần chữa cháy và tiếp nước. Khớp nối của dây chữa cháy cần được lắp vào đầu vòi bơm. Tiếp theo, đầu khớp của một dây cứu hỏa khác cần lắp vào khớp nối của dây cứu hỏa để đảm bảo chiều dài phù hợp với tình hình thực tế.
  • Sau khi lắp xong, một người cầm đầu vòi bơm chắc chắn và hướng về đám cháy. Người còn lại cần hỗ trợ để đảm bảo không bị văng vong vèo vì áp lực quá mạnh.
  • Cuối cùng, một người khác tham gia cứu hỏa cần bắt đầu bơm nước để dập lửa.

4. Cách rải dây

  • Bước chân trái đi lên khoảng 70cm, tay phải cầm vòi và nâng lên, chân trái bước lên 1 bước, hạ thấp gối, tay trái đặt phía trước lòng bàn tay hướng xuống dưới, mắt nhìn thẳng. Hai cánh tay thả lỏng và thực hiện nhịp lấy đà và tung vòi ra. Khi tung vòi xong, tách hai đầu vòi ra.
  • Sau khi rải dây, tách 02 đầu dây ra hai phía. Người thứ hai cầm một đầu và chạy về phía đám cháy, lắp đầu nối với lăng. Lợi dụng tư thế đứng hoặc quỳ để đảm bảo khi mở nước, áp lực không làm ngã hoặc làm tổn thương. Người còn lại giữ đầu vòi chữa cháy ở tư thế chắc chắn để không bị kéo theo. Sau đó, lắp dây vào tủ nước chữa cháy.

5. Cách cuộn dây

  • Người thứ hai tháo con lăn ra khỏi vòi chữa cháy và chạy về để đưa đầu dây cho người thứ nhất. Hai người phối hợp chỉnh lại dây.
  • Đặt hai đầu vòi cách nhau khoảng 20cm – 30cm (01 bước chân). Xếp hai lớp vòi lên nhau. Sau đó thực hiện động tác cuộn vòi và điều chỉnh quá trình cuộn. Sau khi cuộn xong, sử dụng tay và đầu gối để chỉnh sửa cuộn vòi cho chắc chắn (không sử dụng chân).

B. Thực hành chữa cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

I. Khu vực và mục tiêu vị trí cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Khu vực nhà xưởng, tòa nhà, kho hàng, hầm xe, văn phòng, bãi phế liệu …

II. Biện pháp phòng chống cháy nổ Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Đám cháy xảy ra ở chỗ nào thì dùng lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ khẩn cấp bằng các biện pháp để dập tắt đám cháy. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, nếu đám cháy ở mức độ có thể kiểm soát được như 5m2 trở xuống thì có thể sử dụng bình chữa cháy tại chỗ để phun vào đám cháy, hoặc dùng chăn và bùi nhùi nhúng nước để dập lửa. Khi có nguy cơ cháy lớn nhân viên bảo vệ cần huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để dập tắt đám cháy, kết hợp với gọi cho đơn vị hỗ trợ phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, khi cháy xăng thì tuyệt đối không được sử dụng nước phun trực tiếp vào đám cháy mà phải sử dụng bình bột, cát, chăn nhúng nước để dập tắt đám lửa cháy bằng xăng. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Chỉ sử dụng nước để phun vào đám cháy khi đã ngắt toàn bộ cầu dao điện và không sử dụng nước phun vào các vị trí khí tài, tài liệu. 

III. Biện pháp xử lý các tình huống cháy nổ xảy ra trong giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ

  • Người phát hiện ra đám cháy đầu tiên cần hô to “Cháy ! Cháy ! Cháy !”… (tên khu vực bị cháy).
  • Tiến hành ngắt toàn bộ cầu dao nơi khu vực xảy ra cháy. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Những người hiện đang có mặt tại khu vực xảy ra cháy thì nhanh chóng sử dụng các phương tiện có sẵn tại khu vực để làm cháy và làm lạnh, làm nghẹt dập tắt đám cháy. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Nhanh chóng di dời các tài sản, tài liệu, trang thiết bị khí tài và cách ly khỏi khu vực xảy ra cháy nổ. 
  • Người chỉ huy cần nhanh chóng có mặt tại hiện trường để có thể chỉ huy cũng như điều hành chữa cháy và phát lệnh báo động có cháy. 
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Nhanh chóng liên hệ 114 để được lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp tới hỗ trợ. 
  • Các lực lượng sẽ được phân công theo phương án xử lý nhanh chóng cơ động đến từ vị trí khu vực xảy ra cháy nổ để thực hiện theo đúng nhiệm vụ. 

IV. Tổ chức sử dụng lực lượng theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

1. Lực lượng PCCC thường xuyên

Lực lượng PCCC thường xuyên là một bộ phận an toàn, an ninh tại mục tiêu và kết hợp với lực lượng nhân viên bảo vệ chủ động xử lý các tình huống xảy ra tại mục tiêu. Lực lượng này sẽ thường xuyên có mặt tại mục tiêu, theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ gồm có:  

  • Lực lượng nhân viên tuần tra canh gác.
  • Lực lượng sử dụng các bình cứu hoả trực tiếp tại mục tiêu để dập đám cháy.
  • Lực lượng dùng các phương tiện thô sơ để chữa cháy lập tức như; chậu, xô, gàu nước,…

2. Lực lượng xử lý các tình huống xảy ra

Lực lượng này thường xuyên có mặt tại mục tiêu, theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ gồm có: 

  • Bộ phận cứu người và vận chuyển các tài sản.
  • Bộ phận chữa cháy.
  • Bộ phận cứu sập.
  • Bộ phận tuần tra và bộ phận canh gác.
  • Bộ phận khắc phục hậu quả.
  • Bộ phận bảo đảm.
  • Bộ phận dự bị.

C. Một số biện pháp PCCC tại mục tiêu theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

I. Các mục tiêu có nguy cơ xảy ra cháy xăng dầu 

1. Nguyên nhân là do

Trong quá trình sản xuất

  • Xăng dầu bị rò rỉ, đổ vung vãi trong khu vực không được thu dọn. 
  • Bơm hoặc rót xăng dầu mà không để ý làm tràn ra ngoài và gặp lửa gây ra cháy khu vực. 
  • Sử dụng các mồi lửa gần những khu vực có nhiều máy móc, thiết bị chạy bằng xăng dầu. 
  • Mở nắp thùng phi mà sử dụng các dụng cụ sắt thép gây ma sát tạo ra lửa. 

Trong quá trình sinh hoạt

  • Sử dụng xăng dầu để đốt đèn hoặc sử dụng đun bếp thay cho dầu hỏa. 
  • Để xăng dầu ở gần khu vực có lửa.
  • Dùng đèn dầu và nắn để kiểm tra các khu vực bãi xe khi mất điện. 
  • Hút thuốc không đúng nơi quy định gây ra cháy. 

2. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Nơi lưu trữ xăng dầu cần phải được trang bị khóa và đặt xa lánh khỏi các lối đi. Xăng dầu nên được bảo quản trong các thiết bị chất lượng, đảm bảo kín và được đặt ở nơi thông thoáng.
  • Không sử dụng lửa trần ở các khu vực chứa xăng dầu.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Hệ thống điện ở các khu vực lưu trữ xăng dầu cần phải sử dụng thiết bị an toàn chống nổ.
  • Khi mở các nắp xăng, nên sử dụng công cụ làm từ kim loại.
  • Các phương tiện vận chuyển xăng dầu không được phép đậu ở các khu vực đông người hoặc gần các nguồn nhiệt.
  • Không được thực hiện xuất nhập xăng dầu khi trời mưa có sét.
  • Các kho chứa xăng dầu và phương tiện vận chuyển xăng dầu cần phải được trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy, và cần có lực lượng chữa cháy tại chỗ. Nhân viên cần được huấn luyện về kỹ năng phòng cháy và chữa cháy xăng dầu.

II. Mô hình nhà máy, sản xuất

1. Các nguyên nhân gây cháy nổ

  • Tích tụ bụi trong thời gian dài.
  • Hàn nóng tạo ra tia lửa.
  • Chất lỏng và khí dễ cháy.
  • Các thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất.
  • Sự chập điện.

2. Các biện pháp phòng cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Tuân thủ nghiêm túc quy định về an toàn PCCC.
  • Đối với tích tụ bụi trong thời gian dài, cần tuân thủ vệ sinh hàng ngày để đảm bảo thông thoáng và tránh tích tụ.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Đối với việc làm việc với các bộ phận hàn, cắt kim loại, cần tuân thủ an toàn lao động, trang bị bình PCCC và cách ly các vật dễ cháy.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Đối với chất lỏng và khí dễ cháy, cần lưu trữ và tiếp xúc một cách an toàn, đồng thời trang bị đồ bảo hộ cá nhân và cách ly khu vực lưu trữ khỏi nguồn lửa.
  • Cần lắp đặt và bảo trì thiết bị máy móc đúng cách, kiểm tra định kỳ tình trạng hoạt động và vận hành để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, và sử dụng thiết bị chống tĩnh điện. Bắt buộc trang bị aptomat chống quá tải cho hệ thống điện.
  • Khi phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, báo ngay lên chủ quản và cơ quan chức năng để xử lý ban đầu.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy như hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, vòi chữa cháy, cát, xô đựng nước để ứng phó kịp thời nếu xảy ra hỏa hoạn tại khu sản xuất.
  • Xây dựng phương pháp thoát hiểm phù hợp với từng khu vực và đào tạo người lao động để sơ tán nhanh chóng khi xảy ra cháy nổ.

III. Mô hình công trường

1. Nguyên nhân gây cháy nổ

Nguyên vật liệu

  • Vận chuyển, lưu trữ và sử dụng các vật liệu dễ cháy như dầu, oxy, gas, xăng, …
  • Bao bì có chất dễ cháy để rải rác khắp nơi …Sơn, keo dán có sử dụng các dung môi có chứa xăng, dầu.

Điện

  • Chập điện: nguồn điện không có khả năng cách điện và nguồn điện sử dụng quá tải. 
  • Hồ quang điện sinh ra trong quá trình đóng cầu dao. 

Con người

  • Trang bị thiếu hiểu biết về các kiến thức an toàn cháy nổ.
  • Bất cẩn trong quá trình hàn điện.
  • Bất cẩn khi nấu ăn hoặc hút thuốc gần công trường xây dựng.
  • Không trang bị cho cá nhân đầy đủ các phương tiện.

2. Biện pháp PCCC theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Nguyên vật liệu

  • Nguyên vật liệu cần sắp xếp gọn gàng, tránh tiếp xúc với môi trường xung quanh.
  • Vật liệu nguy hiểm, dễ bén lửa nên cần được dự trữ tại nơi riêng và có biển cảnh báo.
  • Vệ sinh thường xuyên khu vực dự trữ các nguyên vật liệu, quét dọn sau khi làm việc xong. 
  • Đặt các biển báo có liên quan như: cấm hút thuốc, cấm sử dụng các mồi lửa tại nơi dễ cháy. 
  • Bố trí đầy đủ các bình chữa cháy tại nơi chứa các vật liệu dễ cháy.

Điện

  • Nhân viên cần thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu vực có sử dụng điện để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu PCCC. 
  • Đảm bảo được an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng điện.

Con người

  • Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ nhân viên về an toàn.
  • Xây dựng phương án PCCC trước khi tiến hành việc hàn, cắt sửa chữa trong công trường. 
  • Trang bị mọi thiết bị bảo hộ khi làm việc đầy đủ. 
  • Kịp thời báo cáo cũng như xử lý các bước ban đầu khi có tình huống cháy nổ xảy ra. 

IV. Mô hình tòa nhà, căn hộ

1. Biện pháp đề phòng cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Thường xuyên kiểm tra hệ thống báo cháy và vệ sinh định kỳ các vị trí đặt đầu báo cháy.
  • Tránh lưu trữ nhiều đồ dùng và hàng hóa dễ cháy trong khu vực đun nấu. Không để dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng cháy trong nhà ở. Nếu cần dự trữ, hãy giữ số lượng ít nhất.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Xe ôtô, xe máy và các phương tiện có nhiên liệu dễ cháy cần được đặt xa bếp đun nấu và nguồn sinh nhiệt. Đảm bảo nguồn nhiên liệu và thiết bị có kín.
  • Không sử dụng các vật liệu cháy như gỗ, tấm nhựa, mút xốp để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế sự lan truyền của lửa.
  • Lắp thiết bị tự động ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện, tránh đặt hàng hóa cháy gần bóng đèn, ổ cắm, cầu dao.
  • Nhà có trẻ nhỏ, người già, người khuyết tật cần có biện pháp thoát hiểm và cứu hộ phù hợp. Không khoá cửa phòng của những người này.
  • Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ, Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy cần có người trông coi. Tránh để trẻ nhỏ, người già, người khuyết tật, người mắt kém, người bị tâm thần sử dụng thiết bị điện.
  • Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát hiểm.
  • Trong trường hợp cháy, thông báo cho mọi người xung quanh nhanh chóng bằng mọi cách. Gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (số 114) hoặc đội dân phòng, cảnh sát, công an xã, phường gần nhất. Sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát hiểm theo tình huống đã lên kế hoạch.

D. Nguyên tắc khi phát hiện và xử lý cháy theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Báo động cháy (tự động, kẻng, tri hô).
  • Cắt cầu dao điện khu vực cháy.
  • Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.
  • Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố (114).
  • Tổ chức cứu người bị nạn, giải thoát người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
  • Bảo vệ ngăn chặn việc lợi dụng chữa cháy để trộm cắp tài sản, duy trì trật tự để hỗ trợ chữa cháy thuận lợi.
  • Hướng dẫn đường và vị trí nguồn nước chữa cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp khi hỗ trợ.
  • Phối hợp chặt chẽ với đội chữa cháy chuyên nghiệp để dập tắt đám cháy.
  • Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy.

Xem thêm: Nghiệp vụ bảo vệ ngân hàng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ ngân hàng

Chuyên đề 5: Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp

Theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ về quy trình xử lý tình huống khẩn cấp như sau

I. Tình huống khi có sự cố cháy, nổ theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

1. Xác định tình huống xảy ra theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Sau khi nhận được tín hiệu báo cháy, nhân viên bảo vệ cần có mặt ngay tại vị trí báo cháy và xác định nguyên nhân cháy. Sau khi kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân, cần báo ngay cho Ban Giám đốc hoặc bộ phận kỹ thuật công ty để hỗ trợ xử lý.

2. Xử lý đám cháy nhỏ theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Bảo vệ phát hiện đám cháy nhỏ, nhanh chóng cúp cầu dao điện khu vực xảy ra cháy.
  • Sử dụng trang thiết bị PCCC tại chỗ (bình CO2, bình bột, nước) để dập tắt đám cháy.
  • Tiến hành tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân xảy ra vụ cháy.
  • Lập biên bản sự việc và báo cáo chủ quản và đội bảo vệ.

3. Xử lý đám cháy lớn theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Khi phát hiện sự cố cháy lớn, bảo vệ thông báo ngay và cúp cầu dao tổng, báo động sơ tán.
  • Sử dụng trang thiết bị PCCC hiện có để hạn chế đám cháy.
  • Gọi lực lượng PCCC (số 114) để được hỗ trợ và hướng dẫn đội PCCC vào đúng vị trí cháy.
  • Di dời vật dễ cháy ra khỏi khu vực để ngăn cháy lan.
  • Tổ chức sơ cấp cứu nạn nhân (nếu có) và bảo vệ hiện trường.
  • Báo cáo chi tiết và cụ thể cho chủ quản và Công ty Bảo Vệ Ngày & Đêm.

II. Tình huống trộm cắp theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Khi nhận thông tin mất tài sản, bảo vệ cần thông báo cho Đội Trưởng và lập biên bản sự việc, làm rõ thông tin về tài sản mất và kiểm tra các chứng từ liên quan.

III. Tình huống tai nạn lao động theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Khi xảy ra tai nạn lao động, bảo vệ cần gọi điện thoại báo cho chủ quản, kết hợp bảo vệ hiện trường và thực hiện sơ cứu y tế nếu cần thiết, sau đó ổn định tình hình.

IV. Tình huống công nhân viên đình công theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

Khi phát hiện có công nhân viên đình công, bảo vệ cần nắm bắt thông tin và báo cáo cho Ban Giám đốc Công ty để có kế hoạch ứng phó, đồng thời đảm bảo an toàn tài sản và thành viên trong công ty.

V. Tình huống ngộ độc thực phẩm theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ

  • Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, nhận diện công nhân sau khi ăn trong khoảng 20 – 30 phút có triệu chứng chóng mặt và một số người có biểu hiện nghẹt mũi, tiến hành các bước sau:
  • Bảo vệ nhanh chóng liên hệ với Ban Lãnh đạo Công ty và yêu cầu gọi điện thoại cho Bệnh viện để yêu cầu cấp cứu.
  • Sử dụng mọi phương tiện sẵn có như xe máy hoặc gọi dịch vụ taxi để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất, nhằm đảm bảo tính mạng con người.
  • Bảo vệ hiện trường, thu thập mẫu thức ăn và nước uống để hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc điều tra và xác định nguyên nhân.
  • Lập báo cáo chi tiết và cụ thể cho chủ quản và Công ty NDS.

VI. Tình huống gây mất trật tự hoặc xảy ra đánh nhau

1. Xảy ra gây mất trật tự hoặc xô xát nhỏ:

  • Thông báo cho đội trưởng mục tiêu và đơn vị chủ quản.
  • Mời những người liên quan về phòng bảo vệ, lập biên bản sự việc và báo cáo đơn vị chủ quản để xử lý theo quy định.
  • Cảnh giác để đề phòng kẻ xấu lợi dụng cơ hội này để trộm cắp hoặc gây rối, đặc biệt chú ý đối tượng tạo rối để phá hoại tài sản của đơn vị chủ quản.
  • Ổn định tình hình tại khu vực.

2. Xảy ra đánh nhau, gây gổ, xô xát lớn:

  • Nếu xảy ra xô xát lớn, người trực phải báo ngay cho đội trưởng và đơn vị chủ quản để tăng cường lực lượng và hỗ trợ hoặc thông báo ngay cho Công an (số điện thoại: 113 khi có yêu cầu từ lãnh đạo chủ quản).
  • Quản lý chặt chẽ các khu vực, đề phòng kẻ xấu lợi dụng tình trạng hỗn loạn để xâm nhập vào mục tiêu trộm cắp hoặc tẩu tán tài sản, đặc biệt chú ý đối tượng gây rối để phá hoại tài sản của đơn vị chủ quản.
  • Nhanh chóng nắm bắt tình hình, nhận diện những kẻ cầm đầu để kết hợp với lực lượng chức năng xử lý.
  • Trong trường hợp có người bị thương nặng, ngay lập tức gọi điện thoại cho Bệnh viện để đưa nạn nhân đi cấp cứu.
  • Nếu sự việc nghiêm trọng và có người chết, phải tổ chức ngay công tác bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an.
  • Lực lượng bảo vệ không được tiếp xúc hoặc cung cấp thông tin cho truyền thông khi chưa có sự đồng ý từ đơn vị chủ quản.
  • Nhanh chóng ổn định tình hình tại mục tiêu và báo cáo cho đơn vị chủ quản.

VII. Tình huống cúp điện

Khi xảy ra tình huống mất điện, theo giáo trình nghiệp vụ bảo vệ cần thực hiện các bước sau:

  • Thông báo ngay cho các vị trí khác để đề cao cảnh giác, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng sơ hở để xâm nhập mục tiêu trộm cắp, đặc biệt vào ban đêm.
  • Xác định nguyên nhân mất điện (do lỗi của người sử dụng hoặc lỗi kỹ thuật), hỏi nhân viên bảo trì điện hoặc cơ quan điện lực.
  • Di chuyển nhanh chóng đến máy phát điện, kiểm tra sơ bộ tình trạng máy phát.
  • Thực hiện thao tác khởi động máy phát điện theo hướng dẫn của nhân viên bảo trì điện.
  • Sau khi khởi động máy phát, tổ chức tuần tra xung quanh mục tiêu kiểm tra tổng thể tình hình.
  • Ghi chính xác thời gian cúp điện và khi có điện trở lại, ghi vào sổ trực.
  • Báo cáo lại sự việc cho các bộ phận liên quan để nắm bắt tình hình.

Theo dõi chúng tôi Google news