Hầu hết các chấn thương nhẹ dẫn đến chảy máu, như vết cắt hoặc vết trầy, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp các động mạch hoặc tĩnh mạch lớn bị tổn thương, ví dụ như tĩnh mạch cảnh ở vùng cổ, nạn nhân có thể đối mặt với tình trạng chảy máu nặng, đe dọa tính mạng. Việc cấp cứu, cách sơ cứu cầm máu đúng cách và kịp thời có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cứu sống người bệnh.
1. Tầm quan trọng của cách sơ cứu cầm máu đúng cách
Việc máu chảy liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cho nạn nhân. Lúc này, cơ thể của nạn nhân sẽ không sản xuất đủ tế bào hồng cầu để có thể mang oxy đến cho các cơ quan khác trong cơ thể. Việc mất máu sẽ làm cơ thể suy nhược, xanh xao, khó thở, chóng mặt và owtr trường hợp nặng hơn thì sẽ đe dọa đến tính mạng, dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng.
Mục đích chính của cách sơ cứu cầm máu và chăm sóc cấp cứu vết thương cho nạn nhân là:
- Cách sơ cứu cầm máu đúng có thể khống chế sự chảy máu của vết thương.
- Cách sơ cứu cầm máu đúng cách có thể phòng hoặc điều trị sốc.
- Duy trì ổn định được các chức năng sinh tồn (giúp cho nạn nhân dễ thở và lưu thông tuần hoàn)
- Tránh các biến chứng cho nạn nhân về sau này (đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm khuẩn).
2. Cách sơ cứu cầm máu mà bạn cần biết
2.1. Với tình huống chảy máu từ tĩnh mạch, mao mạch – cách sơ cứu cầm máu
Cách sơ cứu cầm máu trong tình huống này mà các bạn nên biết là:
- Sử dụng khăn hoặc băng gạc sạch để có thể ép trực tiếp vào vết thương.
- Nâng cao vùng bị chảy máu lên (nếu không có nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương).
- Duy trì áp lực ép lên vết thương, thường sẽ ép liên tục từ 3 -5 phút thì máu tại vết thương sẽ ngừng chảy.
- Cuối cùng, cách sơ cứu cầm máu ở tình huống này là buộc cố định vết thương lại bằng gạc, băng chung và dây.
Sau khi tiến hành cách sơ cứu cầm máu thì cần đưa nạn nhân đến bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất để được điều trị tiếp.
Xem thêm: Sơ cấp cứu ban đầu là gì? Các bước sơ cấp cứu cụ thể mới nhất 2023
2.2. Với chảy máu từ động mạch hoặc một phần chi thể bị cắt cụt, dập nát: đặt garô – cách sơ cứu cầm máu
Cách sơ cứu cầm máu bằng cách đặt garo như sau:
- Ấn động mạch của nạn nhân ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu cho vết thương.
- Garo phải được đặt sát ngay phía trên của vết thương.
- Lót miếng vải hoặc gạc ở vị trí đặt garo
- Đặt dây garo (dây vải, băng chun, dây chun,…) và xoắn dần, sau đó theo dõi xem máu chảy ở vết thương nếu máu ở vết thương đã ngừng chảy là được.
- Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cần cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì bạn chỉ cần quấn nhiều vòng tương đối chặt rồi có thể buộc cố định nó lại.
Sau khi tiến hành cách sơ cứu cầm máu bằng đặt garo thì bạn nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nạn nhân được điều trị tiếp.
Xem thêm: Các bước sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật và lưu ý khi thực hiện bạn nên biết
2.3. Cách sơ cứu cầm máu với tình huống chảy máu từ mũi
Hầu hết các trường hợp chảy máu từ mũi còn được gọi là máu cam không đáng lo ngại, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, ở người lớn, chảy máu cam có thể phát sinh do các vấn đề liên quan đến huyết áp cao hoặc cơ động mạch bị xơ cứng. Các bước trong cách sơ cứu cầm máu khi bị chảy máu cam gồm:
- Cho người bệnh ngồi thẳng và nghiêng đầu về phía trước. Điều này giúp giảm áp lực trong tĩnh mạch mũi và làm chậm quá trình chảy máu, ngăn máu chảy xuống dạ dày gây buồn nôn.
- Bóp chặt cánh mũi và hít thở bằng miệng trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút cho đến khi chảy máu dừng lại.
- Sau khi chảy máu từ mũi ngừng lại, hãy hướng dẫn người bệnh không xì mũi trong vài ngày. Hành động này có thể gây ra chảy máu trở lại.
- Nếu máu không ngừng chảy sau khoảng 20 phút hoặc trong trường hợp mũi bị gãy liên quan đến ngã hoặc chấn thương, hãy gọi 115 hoặc liên hệ với đường dây nóng của các bệnh viện gần đó để được hỗ trợ.
2.4. Cách sơ cứu cầm máu trong trường hợp chảy máu từ miệng
Chảy máu từ miệng thường có nguyên nhân từ lở miệng, bệnh nướu răng (bệnh nha chu), hoặc do sự giảm số lượng tiểu cầu do tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị. Cũng có trường hợp chảy máu miệng có thể xuất phát từ các hoạt động hàng ngày như đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa, hoặc do các tác động phụ khác như khô miệng và tổn thương lở miệng. Để ngăn ngừa chảy máu miệng, người bệnh có thể thử các biện pháp sau:
- Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước đá mỗi 2 giờ một lần.
- Chườm đá lên vùng chảy máu để làm nguôi.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng hoặc thực phẩm giòn.
- Sử dụng túi trà ướt có thể giúp ngăn chảy máu miệng.
- Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai, có nhiều calo và protein, cũng như thực phẩm lạnh như kem, nước sốt táo, bánh pudding và sữa chua, vì chúng có thể giúp làm chậm quá trình lưu thông máu.
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống nóng như trà và cà phê, vì sự nóng có thể làm mạch máu giãn ra, gây chảy máu nhiều hơn.
- Tránh sử dụng thuốc aspirin. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy kiểm tra kỹ nhãn thuốc để đảm bảo chúng không chứa aspirin hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức nếu xuất hiện một trong những triệu chứng sau:
- Chảy máu từ miệng lần đầu tiên.
- Máu chảy liên tục hơn 30 phút.
- Cảm giác đau đầu hoặc chóng mặt.
- Nôn ra máu.
2.5. Cách sơ cứu cầm máu trong các trường hợp chảy máu khác
Tại nhà ở hoặc tại địa điểm nào đó rất khó để có thể xử lý các trường hợp bị chảy máu như: tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, chảy máu trong ổ bụng, trong não hay trong phổi,…Vì vậy, trong các trường hợp bị chảy máu này người xử lý cần đưa nạn nhân đến bất kỳ cơ sở y tế nào gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt, đây là cách sơ cứu cầm máu tốt nhất cho nạn nhân lúc này.
Xem thêm: Hô hấp nhân tạo là gì? hướng dẫn hô hấp nhân tạo bạn cần biết
3. Lưu ý khi thực hiện cách sơ cứu cầm máu
Cần xem xét để chọn phương án cầm máu thích hợp cho từng loại vết thương và tuyệt đối không thực hiện sơ cứu một cách thiếu thận trọng, đặc biệt là khi sử dụng garô. Garô là biện pháp cầm máu phổ biến nhất khi người bệnh gặp chảy máu ồ ạt. Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi sử dụng garô:
- Không đặt garô trực tiếp lên vết thương. Đối với các vết thương nhỏ, garô nên cách miệng vết thương khoảng 2cm về phía trên, và khoảng 5cm đối với các vết thương lớn.
- Không buộc garo quá chặt hoặc quá lỏng.
- Cứ mỗi 60 phút, cần kiểm tra lại garô và lõi garô từ 1-2 phút để đảm bảo tình trạng cầm máu hiệu quả.
- Theo dõi kỹ khi đặt garô để tránh tình trạng phần chi không nhận đủ máu nuôi dưỡng và có thể gây tổn thương hoại tử.
Theo dõi chúng tôi Google news
Vị trí trong công ty: Giám đốc Marketing Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Ngày và Đêm
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Các mục tiêu cần đạt được là:
- Tăng doanh số và khách hàng cho doanh nghiệp
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ mới.Chi tiết tại đây