Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp 2024
Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp

Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp 2024

Mục lục

5/5 - (1 bình chọn)

Nước ta đang trong giai đoạn Công Nghiệp Hóa – Hiện đại hóa đất nước, nên các mô hình nhà máy, khu công nghiệp ngày càng gia tăng với lượng công nhân và nhà máy lên đến hàng trăm nghìn tại mỗi khu vực. Nhưng với lực lượng công nhân và người lao động lớn từ nhiều vùng miền tới các nhà máy, khu công nghiệp làm việc.

Chính vì thế, để đảm bảo được an ninh, trật tự, an toàn tài sản cho nhà máy thì cần sự hỗ trợ của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp. Qua bài viết này cũng tìm hiểu về nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp nhé!

1. Nhiệm vụ tổng quan của nhân viên bảo vệ nhà máy xí nghiệp

  • Bảo vệ khi nhận nhiệm vụ phải tham gia đầy đủ tất cả các khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp.
  • Tìm hiểu và nắm rõ các phương án bảo vệ nhà máy xí nghiệp.
  • Tìm hiểu và nắm vững các chức năng, quyền hạn của bảo vệ nhà máy.
  • Nắm vững các nội dung, quy chế, quy trình bảo vệ nhà máy, xí nghiệp.
  • Bảo vệ phải chấp hành nghiêm các quy định của công ty bảo vệ và của pháp luật về hoạt động bảo vệ.
  • Luôn chuẩn bị trang phục đầy đủ, đồ bảo hộ và công cụ, dụng cụ cần thiết theo quy định.
  • Chấp hành và thực hiện nghiêm các công tác báo cáo, bàn giao, giao ca hàng ngày.
  • Luôn trung thực, dũng cảm khi đối mặt với hiểm nguy để đảm bảo an toàn về người và tài sản của khách hàng.
  • Đảm bảo, bảo vệ nhà máy, xí nghiệp an toàn cho người và tài sản.
  • Duy trì an ninh, trật tự cho nhà máy, xí nghiệp theo nhiệm vụ được phân công.
  • Xử lý toàn bộ các vụ việc liên quan đến các hoạt động đảm bảo an toàn bảo vệ nhà máy, xí nghiệp.

 

bảo vệ nhà máy
Nhiệm vụ tổng quan của nhân viên bảo vệ nhà máy xí nghiệp

-> Tìm hiểu thêm: Cung cấp dịch vụ bảo vệ nhà máy xí nghiệp chuyên nghiệp

2. Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy, xí nghiệp tại vị trí làm việc (quy trình bảo vệ nhà máy)

2.1 ​​Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy tại vị trí cổng chính

  • Đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực cổng chính tại mục tiêu bảo vệ nhà máy.
  • Kiểm soát người và phương tiện khi ra vào cổng chính của mục tiêu.
  • Tiếp nhận các thông tin từ các vị trí để xử lý.
  • Xử lý các tình huống vi phạm quy định của nhà máy.
  • Tổng hợp, ghi chép các số liệu về người, phương tiện khi ra vào nhà máy và các vấn đề có liên quan tại vị trí cổng chính vào sổ sách hoặc biểu mẫu theo quy định của khách hàng.
  • Tổng hợp và ghi lại các vấn đề xảy ra trong ca trực và giao ca. 
  • Tiếp nhận thông tin và nghe điện thoại, chuyển lời đến các bộ phận liên quan của khách hàng.
  • Hướng dẫn khách vào đúng khu vực theo quy định và liên hệ công tác.
  • Thông báo tới chỉ huy tại mục tiêu và những người có chức năng của đơn vị chủ quản về các vấn đề, diễn biến xảy ra có ảnh hướng đến an ninh, trật tự tại mục tiêu.
  • Giám sát và bấm thẻ chấm công cho công nhân viên làm tại nhà máy.
  • Thực hiện đúng nội quy, quy định về kiểm soát cán bộ nhân viên ra vào cổng trong giờ làm việc.
  • Ngăn chặn các đối tượng có hành vi xấu, trà trộn vào nhà máy trộm cắp và quậy phá,..
  • Kiểm tra thẻ xe cẩn thận tránh tình trạng kẻ gian đánh tráo thẻ và làm thẻ giả mạo,.. nhằm ăn cắp xe của cán bộ, công nhân viên.

Lưu ý: bảo vệ nhà máy khi phát hiện những đối tượng, phương tiện vi phạm tại vị trí cổng phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, của nhà máy và công ty bảo vệ.

2.2 Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy tại vị trí xuất nhập hàng hóa

  • Duy trì ổn định an ninh, trật tự tại khu vực xuất nhập hàng hóa của nhà máy theo phân công của chỉ huy.
  • Sắp xếp các xe nhập, xuất hàng đảm bảo theo thứ tự.
  • Phối hợp với vị trí cổng chính về việc điều tiết các xe vào khu giao nhận hàng.
  • Theo dõi hoạt động xuất nhập hàng hóa theo đúng hồ sơ chứng từ đúng chữ ký của nhà máy.
  • Quy trình bảo vệ nhà máy tại vị trí xuất nhập phải kiểm tra hàng hóa theo từng loại hàng, số lượng, quy cách đối chiếu với phiếu của nhà máy.
  • Đóng cửa kho khi đã kiểm tra và xuất, nhập xong đơn hàng.
  • Theo dõi và kiểm tra tình trạng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn mà nhà cung cấp về hình dạng, nhiệt độ, đóng gói,..
  • Kiểm tra, đối chiếu với phiếu xuất, giao hàng thực tế theo đúng các loại hàng và số lượng sản phẩm.
  • Đảm bảo hàng hóa nhập luôn được lưu kho đúng quy định của nhà máy.
  • Tổng hợp và báo cáo cấp quản lý về hoạt động xuất nhập trong ca trực.

2.3 Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy tại vị trí tuần tra

  • Phát hiện kịp thời các sự cố cháy nổ, sự cố máy móc trong và ngoài mục tiêu.
  • Thường xuyên kiểm tra các công cụ PCCC, hệ thống báo cháy, hệ thống bán tự động luôn đảm bảo rằng khi xảy ra sự cố sẽ không làm thiệt hại về người và tài sản.
  • Tuần tra và khóa các cửa sổ, cửa ra vào tránh kẻ gian đột nhập và trộm cắp tài sản.
  • Luôn mang theo các công cụ dụng cụ như đèn pin, dùi cui,..
  • Giám sát và kiểm tra các khu vực cấm hoặc những khu vực nguy hiểm tại mục tiêu.
  • Duy trì liên lạc với những bộ phận khác, hỗ trợ các vị trí khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại mục tiêu.
  • Thường xuyên kiểm tra sổ ghi chép và báo cáo nếu như phát hiện bất thường.
  • Chú ý thường xuyên tuần tra những khu vực trạm bơm, máy phát điện, nhà xưởng để kịp thời phát hiện các sự cố cũng như hiện tượng mất cắp hàng hóa, tài sản của công ty.
  • Hướng dẫn và hỗ trợ các phương tiện đi lại trong khu vực nhà máy theo đúng quy định của chủ quản.
  • Nhắc nhở công nhân viên tuân thủ biện pháp an toàn lao động cần thiết và lập biên bản các trường hợp chống đối hoặc gây mất trật tự tại nhà máy.
quy trình bảo vệ nhà máy
Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy tại vị trí tuần tra

2.4 Nhiệm vụ chi tiết của nhân viên bảo vệ nhà máy tại vị trí cửa xưởng sản xuất

  • Kiểm soát và trực tại vị trí cửa xưởng sản xuất nhà máy theo sự phân công của chỉ huy.
  • Đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn tại khu vực cửa xưởng sản xuất.
  • Kiểm soát việc công nhân tan ca ra khỏi công xưởng, luôn đảm bảo công nhân không mang sản phẩm, hàng hóa, linh kiện của nhà xưởng.
  • Kiểm soát công nhân đi từ ngoài vào xưởng sản xuất phải đảm bảo đầy đủ đồ bảo hộ, đồng phục theo đúng quy định của nhà máy.
  • Bảo vệ nhà máy tại vị trí cửa xưởng sản xuất có nhiệm vụ kiểm soát thời gian công nhân ra ngoài trong giờ làm việc.
  • Phối hợp cùng những vị trí bảo vệ khác tại nhà máy đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà máy.

2.5 Nhiệm vụ chi tiết của ca trưởng ca bảo vệ nhà máy

Ca trưởng bảo vệ tại nhà máy, xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý ca bảo vệ của tổ bảo vệ tại nhà máy được công ty bảo vệ bổ nhiệm.

Thời điểm đầu ca trực:

  • Ca trưởng luôn có mặt tại mục tiêu trước 30 phút.
  • Tiếp nhân danh sách bảo vệ trong ca trực từ chỉ huy trưởng.
  • Lên kế hoạch và phân công vị trí cho từng bảo vệ trong ca.
  • Tiếp nhận công việc, công cụ và tình hình bàn giao của ca trực trước từ ca trưởng trước.
  • Tiếp nhận và thực hiện các chỉ đạo công việc từ chỉ huy trưởng.
  • Phổ biến các nội dung công việc, nội dung được bàn giao từ ca trực trước và chỉ đạo của chỉ huy đến toàn bộ nhân viên bảo vệ trong ca trực đó.
  • Phân công công việc, vị trí trực cho các nhân viên trong ca.

Thời điểm trong ca trực:

  • Kiểm soát và theo dõi toàn bộ hoạt động của nhân viên bảo vệ nhà máy tại các vị trí trong ca trực.
  • Tuần tra, kiểm tra, hỗ trợ nhân viên bảo vệ tại từng vị trí trong ca trực.
  • Thực hiện các công việc của ca trưởng trước bàn giao và của chỉ huy yêu cầu.
  • Tiếp nhận thông tin từ các vị trí trong ca, xử lý, lập biên bản, giải quyết các vấn đề xảy ra trong ca và báo cáo chỉ huy, xin ý kiến chỉ đạo.
  • Giám sát và theo dõi các hoạt động bao quát của nhà máy qua camera.
  • Tổng hợp diễn biến của ca trực, các sự việc xảy ra, sự cố trong ca trực và lập báo cáo các tình hình ca trực cho chỉ huy.

Thời điểm kết thúc ca trực:

  • Bàn giao các tình hình của ca trực cho ca trưởng ca sau trước khi rời khỏi mục tiêu.
  • Bàn giao những công cụ, dụng cụ hỗ trợ trong quá trình làm nhiệm vụ cho ca trưởng ca sau.
  • Báo cáo quá trình ca trực cho chỉ huy trưởng, và các công việc cần đề xuất.

-> Tìm hiểu thêm: Nhân viên bảo vệ làm những công việc gì?

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chi tiết của chỉ huy trưởng bảo vệ nhà máy

3.1 Chức năng của chỉ huy trưởng đội bảo vệ nhà máy:

  • Chỉ huy trưởng sẽ đại diện cho công ty bảo vệ làm việc tại nhà máy.
  • Quản lý trực tiếp toàn bộ lực lượng bảo vệ của công ty thực hiện nhiệm vụ tại nhà máy.
  • Triển khai các hoạt động về bảo vệ nhà máy theo phương án bảo vệ đúng hợp đồng hai bên thỏa thuận. 
  • Thay mặt công ty bảo vệ tạo mối quan hệ và phối hợp với cơ quan tại địa phương.
  • Quản lý dụng cụ, công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ của công ty bảo vệ cấp tại nhà máy

3.2 Nhiệm vụ chính của chỉ huy trưởng tại nhà máy:

  • Tiếp nhận số lượng bảo vệ mà công ty điều động xuống mục tiêu nhận nhiệm vụ. 
  • Sắp xếp nhà đội cho bảo vệ khi làm việc ở nhà máy (nếu cần).
  • Hướng dẫn, giới thiệu các nhiệm vụ cũng như thông tin về mục tiêu cho nhân viên bảo vệ mới.
  • Huấn luyện đào tạo phương án bảo vệ cho nhân viên bảo vệ, và tái đào tạo theo định kỳ các kỹ năng cho nhân viên bảo vệ.
  • Phổ biến các nội quy, quy định, quy trình làm việc của nhà máy cho lực lượng bảo vệ. 
  • Xây dựng các quy trình thực hiện nhiệm vụ theo phương án bảo vệ của chủ quản và phổ biến hướng dẫn nhân viên bảo vệ nhà máy thực hiện theo.
  • Kiểm tra, thúc đẩy, động viên, đánh giá năng lực của nhân viên bảo vệ thuộc mục tiêu quản lý.
  • Kiểm soát toàn bộ hoạt động quy trình bảo vệ nhà máy 24/24.
  • Tiếp nhận những thông tin báo cáo từ nhân viên và ca trưởng về sự cố trong ca trực.
  • Trực tiếp sử lý, giải quyết các sự việc liên quan đến đảm bảo an toàn tại nhà máy mà vượt quá khả năng của ca trưởng.
  • Duy trì và đảm bảo ổn định an toàn về chất lượng dịch vụ bảo vệ tại nhà máy.
  • Tổng hợp tất cả báo cáo hoạt động bảo vệ hàng ngày, báo cáo cho chủ quản theo quy định.
  • Báo cáo công ty dịch vụ bảo vệ nhà máy về tình hình bảo vệ tại mục tiêu, đề xuất về công ty khi cần bổ sung quân số, cấp phát những công cụ, văn phòng phẩm, đồng phục cho nhân viên lâu năm…
  • Tổng hợp, lập bảng chi tiết các công việc đã thực hiện trong tháng, xin xác nhận từ chủ quản và gửi về cho công ty làm hồ sơ thanh toán.
  • Chấm công nhân viên bảo vệ tại mục tiêu, tổng hợp bảng công nhân viên, nộp về công ty bảo vệ để làm cơ sở tính lương nhân viên hàng tháng.

3.3 Quyền hạn của chỉ huy trưởng tại mục tiêu:

  • Điều hành và quản lý toàn bộ nhân viên bảo vệ tại mục tiêu.
  • Đánh giá các tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ tại mục tiêu quản lý.
  • Lập biên bản, đình chỉ nhân viên bảo vệ nếu vi phạm quy chế tại mục tiêu. 
  • Cho nhân viên nghỉ phép dưới 03 ngày, trong trường hợp có thể sắp xếp được bảo vệ thay thế.
  • Đề xuất khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt và chăm chỉ phấn đấu trong công việc.
  • Kiến nghị hình thức kỷ luật đối với nhân viên vi phạm quy định tại mục tiêu quản lý.
  • Từ chối tiếp nhận nhân viên không đạt yêu cầu và vi phạm nhiều lần tại mục tiêu bảo vệ.
  • Tiến cử bảo vệ có kinh nghiệm và thực hiện tốt các nhiệm vụ ứng tuyển các vị trí ca trưởng, quản lý trong kỳ tuyển dụng nội bộ của công ty.
quy trình bảo vệ nhà máy
Quyền hạn của chỉ huy trưởng tại mục tiêu


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ NGÀY VÀ ĐÊM

Hotline: 0902 984 178 (Ms Thanh Tuyền) – Liên hệ Zalo : 0902984178
Email: tuyen.vuong@nightdaysecurity.com
Website: baovengaydempro.com
Địa chỉ: Số 7 Đường 7, Khu phố 5, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM 

Tìm hiểu thêm: