Dụng cụ phòng cháy chữa cháy
Tổng hợp 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy phổ biến

Tổng hợp 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy phổ biến

Mục lục

Rate this post

Trong công tác PCCC thì không chỉ cần học các kiến thức về PCCC thì chúng ta cũng cần trang bị cho mình những trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho mình khi có hỏa hoạn xảy ra. Vậy các thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy gồm có những gì? cùng Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

1. 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy thường dùng

1.1. Bình chữa cháy CO2

Dụng cụ không thể thiếu trong công tác phòng cháy chữa cháy là bình CO2 dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Bình chữa cháy CO2 có rất nhiều loại bình khác nhau về hình dương, dung tích vì mỗi nước khác nhau sẽ được chế tạo sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, mọi bình chữa cháy CO2 đều có đặc tính cấu trúc tác dụng và bảo quản giống nhau. 

CO2 là một loại khí trơ không màu, không mùi, nặng hơn không khí 15 lần, không dẫn điện.

– Về cấu tạo bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy khí CO2 có 3 bộ chính là:

  • Vỏ bình chữa cháy CO2 được làm bằng kim loại có thể chịu được áp lực cao đến 250kg/cm. 
  • Hệ thống van nạp khí xả của bình chữa cháy CO2 (có cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt ở van bình) van được đảm bảo an toàn.
  • Vòi loa phun: vòi loa phun của bình CO2 được làm bằng vật liệu chịu nhiệt cao và cách điện. 

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

– Tác dụng của bình CO2 trong chữa cháy

Bình chữa cháy CO2 là dụng cụ phòng cháy chữa cháy có tác dụng làm giảm hàm lượng oxy tới các điểm không hỗ trợ cho sự cháy, đồng thời nó còn làm loãng hỗn hợp cháy nổ..

Bình CO2 có tác dụng chữa cháy các đám cháy gây ra do: các chất chất lỏng hoặc các chất cháy rắn lỏng được (gọi là đám cháy loại B), chất cháy khí (gọi là đám cháy loại C), cháy các thiết bị điện và cháy các chất rắn có nhóm gốc là hữu cơ. 

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy bình khí CO2 không thích hợp sử dụng chữa cháy cho các đám cháy như: các kim loại có hoạt tính hóa học và hidroxit của chúng, chất nổ đen, hóa chất chứa nguồn cung cấp oxy (như xenlulozo, nitrat) và than cốc.

1.2. Bình chữa cháy dạng bột

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy dạng bình bột hiện tại ở nước ta đang thông dụng với 3 loại là: bình chữa cháy tự động ZYW, hệ MFZ và bình hệ MF. 

  • Bình chữa cháy dạng bột với hệ MF thì bên trong của nó có chứa khí đẩy CO2 
  • Bình hệ MFZ thì khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chứa bột có đồng hồ, khí đẩy N2. 
  • Bình chữa cháy tự động ZYW với cấu tạo có móc treo, bình có hình cầu, ống bảo ôn đầu phun.

– Cấu tạo bình bột trong phòng cháy chữa cháy

Điển hình bình bột chữa cháy thường có 3 bộ phận chính là: khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao, bình chứa bột và hệ thống van.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

– Tác dụng của bình bột chữa cháy

Bình bột chữa cháy có chức năng làm mỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và oxy trong vùng cháy, đồng thời cản trở và làm lạnh đám cháy. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý hiệu quả các đám cháy mới xảy ra.

Hơn nữa, bình bột chữa cháy cũng hỗ trợ trong việc dập tắt đám cháy từ chất rắn, lỏng, khí và hóa chất, cũng như chữa cháy khi có sự cố điện có hiệu điện thế dưới 50V. Người sử dụng chỉ cần chú ý đến các ký hiệu được in trên bình để biết cách xử lý loại đám cháy tương ứng.

Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy là gì? Công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất 2023

1.3. Chăn chữa cháy khổ rộng

Dụng cụ chăn được dùng trong phòng cháy chữa cháy thường là loại được là bằng sợi cotton và dễ thấm nước. Khi bạn phát hiện ra đám cháy, bạn cần cho chăn thâm vào nước đều hết các mặt chăn, sau đó trùm lên đám cháy để ngắn cách đám cháy với môi trường bên ngoài, không cho khí oxy vào đám cháy tránh là ngạt. Việc nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy giúp cho các sợi bông bên trong chăn nở ra làm tăng bề mặt kín trên chăn, hơn thế là khi chăn được những nhúng nước sẽ giúp làm giảm nhiệt độ của đám cháy từ đó dẫn đến đám cháy được dập tắt. 

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

1.4. Đầu cảnh báo cháy nổ

Phần đầu tiên của hệ thống là đầu báo cháy, thiết bị này có chức năng phát tín hiệu báo cháy về trung tâm cảnh báo khi xảy ra sự cố cháy nổ. Đây là một dụng cụ phòng cháy chữa cháy được khuyên dùng để lắp đặt tại các khu chung cư, văn phòng, tòa nhà và nơi công cộng, nhằm giữ an toàn và ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn.

Điều này nhằm cảnh báo cư dân trong khu vực đó về nguy cơ cháy nổ có thể tiềm ẩn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đầu báo cháy khác nhau như đầu báo khói, đầu báo khí gas, với mức giá phải chăng. Giá trung bình dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng của pin.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Xem thêm: Nội quy phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay

1.5. Búa thoát hiểm

Một trong những dụng cụ phòng cháy chữa cháy là dụng cụ búa thoát hiểm. Búa thoát hiểm là loại búa được làm từ vật liệu thép cacbon và có cường độ cao về chống rỉ. Được thiết kế với mục đích tạo ra một lực đập lớn phá vỡ cửa thoát hiểm khi có hỏa hoạn để thoát ra ngoài. 

Búa thoát hiểm là dụng cụ phòng cháy chữa cháy có nhiều loại kích thước khác nhau, trước khi mua búa thoát hiểm cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm để chắc chắn rằng chọn được loại có kích thước mà bạn mong muốn, chất lượng. 

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Nhìn chung, đây là một trong các dụng cụ phòng cháy chữa cháy cần phải có để đề phòng trường hợp cháy nổ xảy ra.

1.6. Mặt nạ chống khói

Một trong những dụng cụ phòng cháy chữa cháy quan trọng khác là mặt nạ chống khói. Mặt nạ này có khả năng loại bỏ các khí độc có trong môi trường nhờ bộ phận lọc chứa than hoạt tính và các chất xúc tác khác, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cấu tạo của mặt nạ chống khói bao gồm hai phần chính: phin lọc loại bỏ khói và khí độc, và bộ phận bọc bảo vệ hệ hô hấp và che đầu. Thời gian sử dụng của mặt nạ này lên tới hơn 45 phút, phù hợp với nhiều đối tượng. Do đó, nhiều người tin tưởng và sử dụng mặt nạ chống khói để bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

1.7. Thang thoát hiểm hạ chậm

Bộ thang dây thoát hiểm hạ chậm dụng cụ phòng cháy chữa cháy cần thiết đối với mỗi người, cư dân đang sinh sống và làm việc tại các tòa nhà, chung cư cao tầng. Trong các trường hợp cháy nổ xảy ra ở các tòa nhà cao tầng thì bạn có thể sử dụng bộ thang thoát hiểm này để thoát thân. Ngoài ra, thang thoát hiểm hạ chậm còn có thể giúp đỡ những người xung quanh cùng thoát thân khi có đám cháy. 

Bột thang dây thoát hiểm gồm giá treo, dây thoát hiểm, đai đeo và độ điều tốc bằng thép. Nhờ những ưu điểm của thang thoát hiểm hạ chậm như: nhỏ gọn, mức giá hợp lý, dây dài,  độ bền cao,… mà bộ thang dây thoát hiểm hạ chậm trở thành sản phẩm được nhiều người dân lựa chọn sử dụng.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

1.8. Thang dây bằng inox

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy cuối cùng cần trang bị là thang dây bằng inox, thang dây là một loại dụng có giúp bạn thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Đây là loại dụng cụ được làm bằng sợi inox, khối lượng nhẹ, có thể gấp gọn, dễ mang theo. 

Thang dây inox có chiều dài 5m, 10m, 15m… dụng cụ này thích hợp với độ cao của nhiều ngôi nhà cao tầng, chung cư. Không chỉ các lực lượng cứu hỏa cần trang bị mà các hộ gia đình cũng nên đầu tư thang dây inox để thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Xem thêm: Các biện pháp phòng chống cháy nổ hiệu quả an toàn

2. Quy định về bố trí thiết bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Theo như TCVN 3890:2021 về hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, phòng cháy chữa cháy – phương tiện bố trí cần lưu ý:

Quy định về trang bị, hệ thống phòng cháy, bố trí phương tiện và chữa cháy: 

  • Trang bị và sắp xếp bình chữa cháy.
  • Trang bị và cấu trúc hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy tại các điểm cụ thể.
  • Trang bị và cấu trúc hệ thống chữa cháy tự động.
  • Trang bị và sắp xếp hệ thống họng nước chữa cháy bên trong công trình và nhà, cùng hệ thống cấp nước chữa cháy ở ngoài trời.
  • Trang bị và sắp xếp phương tiện chữa cháy cơ giới.
  • Trang bị và sắp xếp phương tiện, dụng cụ đập vỡ sơ bộ; mặt nạ lọc độc và mặt nạ cách ly độc.
  • Trang bị và sắp xếp hệ thống đèn chiếu sáng dự phòng. Và hướng dẫn thoát hiểm, hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn.
  • Trang bị và sắp xếp dụng cụ chữa cháy ban đầu.

Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Qua một số lưu ý trên, bạn có thể trang bị cho mình những dụng cụ phòng cháy chữa cháy đầy đủ. Đồng thời biết được cách thức lắp đặt các dụng cụ phòng cháy chữa cháy này đúng cách hơn. 

Qua bài viết trên là toàn bộ chia sẻ của Bảo Vệ Ngày & Đêm Pro về 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy mà bạn nên chuẩn bị, hy vọng bài viết này có hữu ích đối với bạn.

Theo dõi chúng tôi Google news